Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Phương Bình

Những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh kinh tế, sự mở rộng về quan hệ đối ngoại giữa Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy họ đang trở thành hoặc khẳng định tư cách là các trung tâm quyền lực mới của thế giới.

Với dân số khoảng 500 triệu và 27 quốc gia thành viên, EU hiện là một thị trường chung rộng lớn, có công nghệ hiện đại và nguồn vốn dồi dào. Từ Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hình thành năm 1957 với 6 thành viên ban đầu, EU ngày càng phát triển về số lượng các quốc gia thành viên tham gia và về các vấn đề hợp tác trong khối. Có một đồng tiền chung - đồng euro - từ năm 1999, các chính sách chung, một nghị viện chung châu Âu, và các cơ chế chung khác... EU đã thực sự trở thành một liên minh liên kết các nước châu Âu trong thời đại toàn cầu hóa. Sự gắn kết càng chặt chẽ hơn khi việc kiểm soát hộ chiếu qua biên giới giữa các quốc gia thành viên được bãi bỏ theo hiệp ước Schengen. Một EU mở rộng với 27 nước thành viên, một châu lục đang cố gắng trẻ hóa, đang ngày càng đóng vai trò và có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế. Xét về sức mạnh kinh tế, chỉ riêng 15 nền kinh tế chủ chốt của EU đã chiếm tới một nửa lượng FDI của thế giới. Trong năm 2007, GDP của EU đạt 16,6 nghìn tỷ đô la, chiếm 31% thu nhập kinh tế thế giới. EU còn là đối tác kinh tế hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có những thị trường khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ...

Tình hình chính trị Thái Lan đã căng thẳng trở lại từ những ngày giữa tháng 3 năm 2010. Ngoài bạo lực vẫn tiếp diễn ở các tỉnh miền Nam, các cuộc biểu tình và tuần hành với quy mô lớn hàng chục nghìn người đòi Thủ tướng Abisit Vejjajiva từ chức, giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm cũng đã nổ ra liên tiếp trong ba tuần qua. Sắc áo đỏ của những người biểu tình tràn ngập các đường phố của thủ đô Băng Cốc, lực lượng quân đội và cảnh sát được huy động ở mức tối đa để duy trì an ninh, đề phòng bạo động và những hành động quá khích của những người biểu tình. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, bắt đầu từ năm 2005, vẫn chưa có hồi kết và dường như khó đi đến một giải pháp toàn diện vì những căn nguyên sâu xa từ lịch sử và từ chính hệ thống chính trị của quốc gia này. 

Nhà nước liên minh giữa Liên bang (LB) Nga và nước Cộng hòa (CH) Bê-la-rút là một hình thức liên kết mới giữa Nga (nước kế tục Liên Xô cũ) và một nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô-viết trước đây trong không gian hậu Xô-viết. Tuy Liên Xô đã tan rã và tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của các nước thành viên trước đây cũng đã thay đổi, nhưng những mối liên hệ truyền thống về kinh tế, quốc phòng-an ninh, văn hóa và giáo dục vẫn tiếp tục gắn kết họ với nhau trong những hình thức hợp tác và liên kết mới. Nhà nước liên minh Nga - Bê-la-rút được hình thành vào năm 1997, trong đó các bên tham gia vẫn giữ nguyên chủ quyền quốc gia của mình. Dù mục tiêu đến với nhà nước liên minh của Nga và Bê-la-rút có những điểm khác nhau: với Nga đó là khôi phục lại ảnh hưởng của không gian Xô-viết trước đây và có một khu đệm với EU; với Bê-la-rút là củng cố quan hệ với nước láng giềng lớn, giàu tiềm năng về năng lượng, kinh tế, khoa học - công nghệ và sức mạnh quốc phòng, nhưng hai nước cũng chia sẻ những lợi ích chung mà sự hợp tác giữa hai bên mang lại. Những tính toán lợi ích riêng của mỗi bên không ít lần ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước và sự phát triển của nhà nước liên minh, nhưng rồi những ràng buộc về kinh tế và chính trị-an ninh lại đưa họ trở lại bên nhau. Quan hệ Nga - Bê-la-rút cũng được gắn kết hơn khi cùng tham gia tích cực trong các khuôn khổ hợp tác khác trong không gian hậu Xô-viết như: Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), tổ chức hiệp ước quân sự (ODKB), Liên minh hải quan, Không gian kinh tế thống nhất (EEP) và Liên minh kinh tế Á - Âu…

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday360
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1132
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5900
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297212

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System