Tuesday, March 19, 2024

Nguyễn Văn Lịch

*Sau hàng chục năm duy trì nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, từ 1991, Ấn Độ đã tiến hành cải cách kinh tế, đề ra chiến lược mới với những mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, hướng về xuất khẩu, cải cách nông thôn, phát triển nông nghiệp và kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư nước ngoài… Cho đến nay, cải cách đã đi đúng hướng, đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo nhiều dự báo, Ấn Độ đang nổi lên và sẽ là một siêu cường kinh tế trong tương lai gần. Những nghiên cứu dài hạn đã chứng minh nhận xét trên. Bài viết này xin làm rõ sự nổi lên của Ấn Độ thông qua lĩnh vực kinh tế đối ngoại trong năm 2007.

Điểm nổi bật trong kinh tế đối ngoại Ấn Độ năm 2007 là vấn đề năng lượng và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều nước. Phần lớn hợp tác của Ấn Độ với các đối tác là vấn đề dầu mỏ, khí đốt, than… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ cũng là năng lượng, nhiên liệu. Sở dĩ Ấn Độ chú ý đến vấn đề năng lượng là do nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu tăng rất nhanh, trong khi sản xuất trong nước có hạn. Chính vì thế, ngoại giao năng lượng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ...

 

Trong lịch sử, Ấn Độ và châu Phi có quan hệ tốt đẹp với nhau. Tuy nhiên, từ 1991 khi Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế, họ đã bỏ rơi châu Phi. Giờ đây, ngày càng mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, Ấn Độ đã nhận ra vai trò của châu Phi và tìm cách quay lại lục địa này. Chính vì thế Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Châu Phi lần thứ nhất đã được tiến hành từ 8-9/4/2008 tại Niu Đê-li (New Delhi), với sự tham dự của 14 lãnh đạo quốc gia, gồm 10 vị đứng đầu nhà nước, nhiều quan chức Chính phủ từ các nước châu Phi. Đây là sự kiện lớn trong quan hệ hai bên. Tiến hành vào lúc mà cả Ấn Độ và châu Phi cần nhau hơn bao giờ hết, Hội nghị đánh dấu sự mở đầu một chương mới trong lịch sử tiếp cận văn minh, hữu nghị và hợp tác giữa Ấn Độ và châu Phi. Yếu tố quan trọng để thúc đẩy quan hệ chính là lợi ích của mỗi bên, không chỉ về kinh tế, mà còn về an ninh, chính trị, cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.

Những cuộc gặp như trên sẽ đưa Ấn Độ và châu Phi tới gần nhau hơn, vì thế, hai bên quyết định sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh 3 năm một lần. Năm 2011 sẽ tổ chức tại châu Phi. Sau khi kết thúc, một văn kiện 12 trang đã chỉ ra những lĩnh vực hợp tác song phương Ấn Độ - châu Phi trong thế kỷ XXI là kinh tế, chính trị và khoa học - công nghệ...

Dầu mỏ là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội loài người, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, những biến động liên quan tới dầu mỏ luôn kèm theo các biến động khác. Cho đến nay, ngành công nghiệp này đã trải qua nhiều biến động, tiêu biểu là các cú sốc dầu mỏ giai đoạn 1973 - 1974, 1978 - 1980, 1990 - 1991 và gần đây nhất là biến động phức tạp của giá dầu trong giai đoạn 2007- 2009. Giá dầu thế giới liên tục tăng bắt đầu từ những năm 2003 -2004. Tuy nhiên, mức tăng trong giai đoạn này vẫn chưa có gì đáng kể. Chỉ tới giai đoạn 2007 - 2009, thị trường thế giới mới chứng kiến sự biến động mạnh của giá dầu mỏ. Lúc này, giá dầu tăng, giảm theo từng tháng, từng tuần, thậm chí từng ngày và theo từng địa điểm...

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga đã có một quá trình phát triển rất lâu dài, với những thành tựu đáng ghi nhận trong lịch sử cả hai nước. Giờ đây, trong bối cảnh mới, quan hệ này cần phải được khôi phục và thúc đẩy, nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Để làm tốt điều đó, cần thấy rõ những yếu tố chi phối quá trình này.

Theo những dự báo từ đầu năm 2011, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gặp những khó khăn trong năm 2011, nhưng sang năm 2012, tình hình sẽ khá hơn. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế trong thời gian qua cho thấy, kinh tế thế giới sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn và thời gian chịu những ảnh hưởng xấu cũng sẽ lâu hơn. Dự đoán tăng trưởng của kinh tế thế giới có thể sẽ chậm lại vào đầu năm 2012 trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải chật vật đối phó với vấn đề nợ công và lòng tin của người tiêu dùng cũng như giới doanh nhân đối với nền kinh tế tiếp tục suy giảm.

EU đã trải qua năm 2012 với nhiều khó khăn và thách thức. Bức tranh kinh tế của khu vực vẫn còn u ám với tình trạng suy thoái, thất nghiệp tiếp tục là mối quan ngại của nhiều nước thành viên. Bên cạnh đó, EU cũng phải đối mặt với nhiều phức tạp mới như mâu thuẫn trong quan điểm cứu trợ, xu hướng ly khai trong EU, vấn đề nhận thức lại về EU hay sự ra đi hàng loạt của các chính trị gia cao cấp. Liệu sang năm 2013, tình hình của EU có khá hơn? Bài viết này điểm lại những khó khăn và thách thức của kinh tế EU trong năm 2012 và đưa ra những dự báo cho năm 2013.

Năm 2015 kinh tế I-ta-li-a đã có những chuyển biến khá tích cực. Công nghiệp đã tăng trưởng. Thương mại đã thặng dư... I-ta-li-a “đã chính thức thoát khỏi suy thoái”. Trên phạm vi quốc tế, những cải cách và thành tựu trên đã nhận được nhiều ý kiến tích cực. Đạt được những thành tựu đó, là do I-ta-li-a đã có các biện pháp hiệu quả trong quản lý, điều hành nền kinh tế, như cắt giảm chi tiêu, bán tài sản, tiếp tục cải cách thuế, tăng cường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải cách thị trường lao động.... I-ta-li-a vẫn chú trọng đến quan hệ kinh tế đối ngoại. Các đối tác chính của I-ta-li-a là Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Bun-ga-ri và một số nước khác. I-ta-li-a vẫn là một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của I-ran. I-ta-li-a vẫn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Mỹ - La-tinh. I-ta-li-a là một trong những nước đi đầu tại EU trong việc thúc đẩy quan hệ với Cu-ba. Bên cạnh thành tựu, I-ta-li-a cũng còn không ít khó khăn. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của nước này trong năm 2016 vẫn có nhiều khả quan. Các biện pháp trong năm 2015 sẽ được tiếp tục duy trì và hoàn thiện. I-ta-li-a sẽ đưa ra các biệp pháp mới. Vì vậy, có thể khẳng định, năm 2016 kinh tế I-ta-li-a sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2015.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday90
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week247
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3978
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295290

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System