Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Quốc Toản

Vấn đề chủ động hội nhập quốc tế gắn kết với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được quán triệt nhất quán trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt Đại hội XI đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" có tầm quan trọng đặc biệt. Chuyển từ "hội nhập kinh tế quốc tế" của các kỳ Đại hội trước chuyển sang "hội nhập quốc tế một cách toàn diện” là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta từ năm 2011. Tiếp theo Văn kiện Đại hội XI[1] Nghị quyết 22-NQ/TW (Nghị quyết 22) của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế[2] được ban hành năm 2013 có ý nghĩa quan trọng, chiến lược về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Bài viết này phân tích và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của công tác hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030.



[1] ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.72-73.

[2] Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.

 

Trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục phát triển mạnh mẽ tạo ra thế đan xen lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực, buộc các nước tránh xung đột, đồng thời chủ động kiến tạo nhiều liên minh kinh tế - chính trị đa tầng nấc để bảo toàn lợi ích của mình. Sự phát triển của các thể chế, tổ chức, diễn đàn đa phương trong khu vực trong những năm gần đây đã cho phép Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận các nguồn lực phát triển của bên ngoài (vốn, công nghệ, kỹ thuật, thị trường…) và phát huy các lợi thế cạnh tranh quốc gia (nhân lực giá rẻ, môi trường chính trị ổn định, giàu tài nguyên, vị trí địa lý thuận tiện trong giao thương…). Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi hội tụ của sự giao thoa nhiều nền kinh tế lớn và là trung tâm của chiến lược hợp tác phát triển liên khu vực. Đây thực sự là những thời cơ thuận lợi để Việt Nam hội nhập và phát triển. Vấn đề mấu chốt còn lại là làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ nhằm tạo lập vị thế của Việt Nam trong sân chơi hội nhập này.



The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday320
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1092
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5860
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297172

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System