Tuesday, March 19, 2024

Lê Thanh Vạn

Cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga ngày 2-3-2008 đã diễn ra tốt đẹp với kết quả là 73% số cử tri Nga bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống D. Medvedev. Với chiến thắng áp đảo này, ông D. Medvedev đã vinh dự trở thành vị tổng thống thứ ba và là vị tổng thống trẻ nhất (43 tuổi) của nước Nga đương đại sau các ông B. Yeltsin với hai nhiệm kỳ tổng thống (1993-1999) và V. Putin cũng với hai nhiệm kỳ (2000-2008). Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga, ngày 7 tháng 5 năm 2008, ông D. Medvedev sẽ chính thức nhận chức tổng thống từ tay Tổng thống V. Putin. Nếu xét về lô-gích của các sự kiện (vị tổng thống đã hết hạn trao quyền cho vị tổng thống mới), thì điều đó không có gì đáng nói. Nhưng trong trường hợp này, quan hệ giữa hai ông Putin và Medvedev, với tư cách là những nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga, có nhiều nét rất đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận rộng rãi không những chỉ ở nước Nga, mà còn trên toàn thế giới. Vậy những nét đặc biệt ấy là gì?

 

*Vài nét về lịch sử quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Bê-la-rút

Cuối năm 1991 những biến động xã hội to lớn ở Liên Xô dẫn đến sự tan rã của quốc gia vĩ đại này. Các nước cộng hòa nằm trong thành phần của Liên Xô, trong đó có Bê-la-rút đã lợi dụng cơ hội để tách khỏi Liên bang Xô-viết, trở thành những nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nghiêm trọng hơn, ĐCS Liên Xô đã mất quyền lãnh đạo và chế độ chính trị - xã hội ở các quốc gia trong không gian hậu Xô-viết đã hoàn toàn thay đổi. Mặc dù vậy, ngay từ khi đó Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đánh giá rằng nhân dân những nước cộng hòa này đã có một giai đoạn dài hơn 70 năm sống dưới chế độ XHCN và được giáo dục bởi tình hữu nghị và tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản, vẫn sẽ là những người bạn tốt và tin cậy của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương gìn giữ, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với nhân dân các nước này. Vào thời điểm đầu những năm 1990, trong nhiều văn kiện chính thức, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam và các nước này, “một khi tình hình chính trị và kinh tế ổn định, mối quan hệ của Việt Nam với họ nhất định sẽ lại phát triển mạnh mẽ.”...



Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc không chỉ được chính người dân Trung Quốc, mà cả đông đảo dư luận quốc tế quan tâm. Đại hội đã tổng kết quá trình phát triển, vạch kế hoạch cho tương lai và định hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Một trong những kết quả chủ yếu của Đại hội là đổi mới về cơ bản toàn bộ bộ máy lãnh đạo cấp cao của Đảng với việc ông Tập Cận Bình được bầu giữ chức Tổng bí thư mới của ĐCS Trung Quốc. Thành phần Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc cũng đổi mới đáng kể. Ngay sau Đại hội đã diễn ra quá trình thay đổi ban lãnh đạo của các tỉnh thành trong cả nước. Bài viết này tìm hiểu và phân tích chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là chính sách và mối quan tâm của Trung Quốc với Cộng hòa Liên bang Nga kể từ sau Đại hội 18.

Bài viết nói về những sự kiện xảy ra gần đây tại Biển Đông và việc bắt đầu xem xét đơn kiện của Phi-líp-pin đối với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài thường trực phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Quá trình chuẩn bị cho vụ án diễn ra đã hơn hai năm, bất chấp việc Trung Quốc dứt khoát từ chối hợp tác với tòa án. Tháng 7/2015 tại La Hay đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng - tố tụng giữa các bên. Cho đến thời điểm hiện tại, dưới những hình thức khác nhau, nhưng cả nguyên đơn lẫn bị đơn (với văn bản bổ sung không công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án) đều giới thiệu cho dư luận thấy những lập luận chi tiết của mình về nội dung của những đòi hỏi trong đơn kiện đã đệ trình và văn bản chống lại chúng. Chúng đại diện cho những lợi ích căn bản đối với tất cả những ai có liên quan đến những sự kiện diễn ra tại khu vực này.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday122
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week279
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month4010
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295322

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System