Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Nhâm

Ô-xtrây-li-a và Hàn Quốc có một vị trí quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD). Ô-xtrây-li-a đang tự đánh giá lại mình để hoạch định một tầm nhìn và đã công bố chiến lược của mình trong Thế kỷ châu Á. Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á (sau Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) và thứ 13 của thế giới. Với tư cách các thế lực tầm trung, Ô-xtrây-li-a và Hàn Quốc có vai trò trung gian quan trọng, là chất xúc tác trong việc triển khai và duy trì thực hiện các sáng kiến mới trong khu vực để hướng tới trật tự an ninh khu vực với Mỹ là nhân tố lãnh đạo. Bài viết phân tích những tác động của Ô-xtrây-li-a và Hàn Quốc vào việc xây dựng trật tự an ninh khu vực thông qua hai trụ cột chính là kinh tế và ngoại giao, từ đó đưa ra những nhận định về cấu trúc trật tự an ninh khu vực ở CA-TBD.

Lịch sử kinh tế thế giới đã ghi nhận khủng hoảng kinh tế như là một giải pháp của “tự nhiên” để cân bằng lại nền kinh tế và tiếp tục phát triển. Nhận thức được mặt trái, sự phá hoại của quy luật khủng hoảng kinh tế chu kỳ, các học thuyết kinh tế khác nhau cũng đã đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế tính chu kỳ của quy luật. Học thuyết “tự điều tiết” của trường phái kinh tế học cổ điển: Lý thuyết “bàn tay vô hình” của A. Smith và “cân bằng tổng quát” của L. Walras; Học thuyết của John Maynard Keynes: Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước; Lý thuyết kinh tế hỗn hợp của P. A. Samuelson: “Nhà nước ít hơn, thị trường nhiều hơn” hay “nhiều như có thể, ít mà cần thiết”; Học thuyết tự do (nhà nước tối thiểu) của Freidrich August von Hayek; Lý thuyết “cân đối có kế hoạch” ứng dụng trong mô hình chủ nghĩa xã hội quan liêu bao cấp… đều không thành công. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu những năm 90 của thế kỷ 20, cuộc đại suy thoái những năm 1929-1933 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ ở cuối thập niên đầu thế kỷ 21 đã nói lên điều đó.

Trong thời đại toàn cầu hóa với độ sâu và diện rộng ngày càng tăng như hiện nay, thì phát triển cân bằngbền vững là nhu cầu khách quan, cấp bách của mọi nền kinh tế các quốc gia và kinh tế thế giới mà các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển ở quốc gia và các tổ chức quốc tế không thể không quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày nội dung chủ yếu sau:

Thời gian gần đây, nhận định về nền kinh tế Trung Quốc, giới chuyên gia nước ngoài tồn tại hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính với việc tăng trưởng nóng, lạm phát cao, đổ vỡ hệ thống ngân hàng, vỡ “bong bóng” tài sản. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nền kinh tế Trung Quốc khó có khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và nền kinh tế này đã chính thức trở thành một cường quốc kinh tế với khả năng can thiệp sâu vào diễn biến kinh tế thế giới.

Ấn Độ là một trong những nước lớn trên thế giới với hơn 1,1 tỷ dân và cũng là một trong hai nước nước lớn mới nổi ở châu Á. Với vị trí địa chiến lược và vị thế của mình, Ấn Độ cũng có tham vọng khu vực và toàn cầu, mà trực tiếp là Ấn Độ Dương. Tuy không phải là quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng Ấn Độ từ lâu đã có chiến lược đối với khu vực này và gần đây đang có những chuyển biến đáng kể dưới tác động từ chiến lược tăng cường trở lại châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) hay còn gọi là “xoay trục” của Mỹ. Sự phản ứng của Ấn Độ đối với chính sách “xoay trục” về CA-TBD của Mỹ xuất phát từ quan hệ lợi ích cốt lõi của Ấn Độ và Ấn Độ hy vọng có thể tạo ra thế đối trọng đối với Trung Quốc trong khi vẫn coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Nga. Trước đó, Ấn Độ đã ủng hộ chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia và “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ. Bài viết này bàn về khả năng Ấn Độ thích ứng với chính sách “xoay trục” của Mỹ.

Theo công bố kết quả bầu cử (17/5/2014), thì Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ làm nòng cốt đã chiến thắng tuyệt đối, giành quyền thành lập Chính phủ mà không cần liên minh với bất kỳ đảng nào khác. Trong tổng số 543 ghế Hạ viện, NDA đã giành được 336 ghế, riêng đảng Nhân dân (BJP) được 282 ghế, vượt quá quy định về số ghế tối thiểu (272) để dành quyền thành lập chính phủ. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc hội BJP đã bầu ông Narendra Modi làm Thủ tướng mới của Ấn Độ. Ông Modi gọi đây là “chiến thắng của người dân”; chủ tịch đảng BJP cho rằng, kết quả cuộc bầu cử đánh dấu “khởi đầu một kỷ nguyên mới” cho Ấn Ðộ. Dư luận trong và ngoài nước đều chúc mừng chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử của BJP và ngày 26/5/2014 ông Modi đã tuyên thệ nhậm chức. Giới phân tích đã dự báo chính phủ mới sẽ điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp hơn với xu thế phát triển trong thời kỳ mới.

“Đối tác tăng cường” là thuật ngữ phản ánh quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a và NATO bước sang giai đoạn đoạn mới kể từ sau khi nước này chủ động, tích cực “can dự” vào các hoạt động của NATO, nhất là tại Áp-ga-ni-xtan. Từ tháng 9/2014, Ô-xtrây-li-a đã chính thức trở thành “đối tác tăng cường” của NATO, với tham vọng chiến lược: (i) Tăng cường hơn nữa hình ảnh và vị thế của Ô-xtrây-li-a trong các vấn đề toàn cầu;(ii) Đảm bảo cho Ô-xtrây-li-a có được vai trò lớn hơn trong việc hoạch định chính sách của NATO; (iii) Từng bước thuyết phục NATO có vai trò lớn hơn trong can dự vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD), cùng với Mỹ, duy trì và củng cố môi trường an ninh cho Ô-xtrây-li-a. Bên cạnh việc tăng cường quan hệ với NATO, Ô-xtrây-li-a còn chủ trương tham vấn cấp cao, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục với Trung Quốc. Đây là động thái chiến lược đối ngoại mới của Ô-xtrây-li-a được giới nghiên cứu quốc tế quan tâm.


Trong những năm vừa qua, tuy Ấn Độ Dương không sôi động như
các vùng biển khác, nhưng xét về vị thế địa chiến lược, nó cũng không
kém phần quan trọng so với Biển Đông. Giới phân tích chiến lược cho
rằng, đây là điểm yết hầu của thế giới. Hơn nữa, cùng với sự bảo trợ
của Mỹ, khu vực này còn nằm trong tham vọng của các nước lớn trong
khu vực vì Ấn Độ Dương là điểm liên thông giữa châu Á, châu Âu,
châu Phi, khu vực Trung Đông và với Thái Bình Dương, Andaman,
Biển Đông, và đây cũng là tuyến hải vận quốc tế quan trọng, nơi trung
chuyển hàng hóa, nuôi sống cả thế giới. Tuy Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là
“sân nhà”, nhưng cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt với các cường
quốc khác.

Trong tài liệu “Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) 2025: Năng lực, hiện diện và đối tác” của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) Mỹ công bố ngày 29/1/2016 cho biết cho đến nay, “Mỹ vẫn chưa vạch ra một chiến lược rõ ràng và rót đủ nguồn lực cho khu vực CA-TBD, nhất là khi những mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ từ Trung Quốc ngày càng lớn”. Báo cáo còn đưa ra bốn khuyến nghị đối với chính quyền Tổng thống Obama nhằm đẩy nhanh tiến độ “tái cân bằng” vì lợi ích của nước Mỹ, khiến giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm.

2017-10-26 09:23:19

NATO đang đi về đâu?.

Tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, khiến tương lai của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở nên bất định hơn. Có nhiều khả năng được dự báo, bao gồm cả sự tan rã. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong giới chuyên gia quân sự cho rằng, NATO vẫn tồn tại nhưng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với chính sách đối ngoại mới của Mỹ, những định hướng cụ thể cho sự thay đổi vẫn phải chờ cho đến Hội nghị thượng đỉnh NATO vào đầu năm 2017. Vì thế, câu hỏi NATO đang đi về đâu cũng được đặt ra.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday371
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1143
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5911
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297223

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System