Friday, March 29, 2024
Số 2 (97)

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954: Mốc son chói lọi của Ngoại giao Việt Nam - Hồ Chí Minh

THE 1954 GENEVA ACCORDS: A BRILLIANT MILESTONE OF VIETNAM – HO CHI MINH’S DIPLOMACY

         Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được ký kết sau hai tháng rưỡi đàm phán trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng. Như vậy, Hiệp định được ký kết sau khi Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều chiến thắng vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là bản Hiệp định thứ hai giữa ta và Pháp kể từ sau Hiệp định sơ bộ năm 1946....

No 1 (32)

Highly Skilled Labor Migration in ASEAN: Situation and Solution

Highly skilled labor is an essential input to an innovative economy. In recent decades, highly skilled workers have become more mobile internationally, and this has made it more difficult for developing countries to attract workers, especially skilled labor. In 2015, the establishment of the ASEAN Economic Community (AEC) will turn ASEAN into a region with free movement not only of goods, services and investment, but also of skilled labor. Therefore, the movement of highly skilled labor has attracted a great attention from policymakers in the region in recent years. This article analyzes the phenomena of highly skilled labor migration in ASEAN and the effects on countries that send and receive workers in this way. The paper also presents some proposals and solutions for highly skilled labor migration in ASEAN.

Số 2 (97)

Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương: 60 năm nhìn lại

THE GENEVA ACCORDS OF 1954 ON INDOCHINA REVISITED AFTER 60 YEARS

Hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là một sự kiện quốc tế lớn diễn ra cách đây đúng 60 năm và cũng là một mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Ở nước ta cũng như trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề trên. Song cho đến nay vẫn còn có các ý kiến đánh giá khác nhau, nhất là về ý đồ các nước lớn, kết quả của Hội nghị đối với Việt Nam, Đông Dương… Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, tác giả bài viết sẽ chia sẻ một vài ý kiến về Hội nghị này.

Số 2 (101)

Hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ của ASEAN, hướng tới Cộng đồng ASEAN

International integration on science and technology towards the launch of ASEAN Community

, hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào năm 2001 kêu gọi thành lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN và sau 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Mục đích của AEC là: (1) tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN, cải thiện môi trường đầu tư ở ASEAN: (2) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên và đạt được sự hội nhập về kinh tế sâu hơn trong khu vực. AEC sẽ được đặc trưng bằng một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất chung với sự tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn đầu tư, cũng như sự di chuyển tự do của các doanh nhân và lực lượng lao động, nhất là lao động có kỹ năng.

Một trong các biện pháp thúc đẩy AEC hình thành và phát triển là việc thành lập một Cộng đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) ASEAN vì mục tiêu đổi mới, cạnh tranh, và tri thức[1] (ASEAN S&T Community for Innovation, Competitiveness and Knowledge - ASTICK) được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ các nước ASEAN thống nhất thông qua. Sau đó, vào năm 2002, Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (ASEAN COST) đã yêu cầu Tiểu ban phát triển nguồn lực và hạ tầng cơ sở KH&CN (SCIRD) thực hiện việc xây dựng Khung chương trình cho Cộng đồng khoa học và công nghệ ASEAN.

Tầm nhìn của Cộng đồng khoa học và công nghệ ASEAN là tạo ra một cộng đồng các nhà khoa học và công nghệ ASEAN cùng đóng góp và chia sẻ các nguồn lực để nâng cao năng suất của khu vực nhờ đổi mới, sáng tạo và tri thức. Để đạt được tầm nhìn này, ASEAN đã cam kết sẽ liên kết các chương trình và các nguồn lực KH&CN của các nước thành viên để nâng cao hiệu quả trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực. Các nguồn lực về KH&CN khi được kết hợp trong khu vực ASEAN sẽ là rất lớn. ASEAN cần phải đánh giá lại việc sử dụng các nguồn lực và thiết lập các cơ chế để phân bổ một cách hiệu quả. Vì vậy, ASEAN cần xây dựng một khuôn khổ Chương trình để cộng đồng KH&CN ASEAN cùng đóng góp và chia sẻ các nguồn lực của mình. Sự thành công của chương trình Cộng đồng khoa học và công nghệ ASEAN không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của chương trình. Điều quan trọng nhất là tinh thần chia sẻ và cam kết chính trị của các quốc gia thành viên.




[1] Từ sau đây gọi tắt là Cộng đồng Khoa học và Công nghệ ASEAN

Số 3 (70)

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Vị thế và vai trò của các nước thành viên không thường trực

Position and Role of the Non-Permanent Members in the U.N Security Council.

Hội đồng Bảo an (HĐBA) là một trong các cơ quan chính và quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) - tổ chức toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Với trách nhiệm hàng đầu trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế, HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có thể đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia. Do vị trí và đặc điểm của HĐBA, nhìn chung các quốc gia đều coi việc được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ là cơ hội và vinh dự đối với các quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế. Theo Kishore Mahbubani, cựu Đại sứ Xinh-ga-po tại LHQ, “HĐBA LHQ là cơ quan quyền lực nhất thế giới và việc tham gia  HĐBA có thể được so sánh với việc thi đấu tại Vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới”. Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của HĐBA và đang tích cực chuẩn bị để đảm đương nhiệm vụ khó khăn này.Vì sao được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA vừa là cơ hội, vinh dự nhưng cũng là thách thức? Các nước thành viên không thường trực có vị trí và vai trò như thế nào trong hoạt động của HĐBA? Bài viết này sẽ cố gắng làm sáng tỏ thêm các vấn đề đáng quan tâm này.

 

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday421
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1664
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6432
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297744

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System