Thursday, March 28, 2024
Số 1 (72)

Bàn về ngoại giao nghị viện và thực tiễn tại Việt Nam

The Parliamentary Diplomacy and Vietnamese Practice.t

Ngoại giao nghị viện xuất hiện từ lâu. Song trong một thời gian dài ngoại giao nghị viện chưa có điều kiện phát triển mạnh và chỉ là cái bóng của ngoại giao chính phủ, ngoại giao nhà nước. Cùng với việc Chiến tranh lạnh kết thúc, chấm dứt đối đầu Đông-Tây, toàn cầu hóa, xu thế hòa bình và hợp tác phát triển trở thành xu thế lớn của quan hệ quốc tế… ngoại giao nghị viện mới thực sự có bước phát triển đột phá. Vai trò của quốc hội, nghị viện trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của quốc gia càng trở nên quan trọng. Giao lưu, tiếp xúc giữa các cơ quan lập pháp trên khắp các châu lục và giữa các nghị sỹ tại các diễn đàn song phương cũng như đa phương ngày một tăng, trở thành một đặc trưng của ngoại giao thế kỷ 21, ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn giới thiệu khái quát về ngoại giao nghị viện nói chung và hoạt động ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây.

Số 2 (93)

Bàn về phương pháp tư duy Hồ Chí Minh: Vận dụng “Ngũ tri” trong nghiên cứu đối ngoại

On Ho Chi Minh’s Application of the “Five-Sense” Approach in Diplomatic and Foreign Studies

Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung xem xét nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này, tuy nhiên, chưa có nhiều công trình tìm hiểu về phương pháp tư duy đối ngoại của Người. Bài viết này xin tập trung bàn về phương pháp vận dụng “Ngũ tri” của Hồ Chí Minh, một phương pháp tư duy phương Đông được Người vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo để đánh giá tình hình hình thế giới và xác định chiến lược, sách lược cách mạng nước ta cũng như trong hoạt động đối ngoại.

Số 4 (111)

Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam

On Strategic Thinking: Theory, Practice and the Case Study of Viet Nam

BienDong1

Mọi chính sách, quyết định tầm quốc gia đều nhằm đạt hiệu quả mong muốn và lâu dài. Xét từ yếu tố chủ quan, thành công phần lớn tùy thuộc vào những quyết sách/quyết định chiến lược. Trong khi đó, hoạch định và triển khai chính sách lại tùy thuộc một phần quan trọng vào lối tư duy, cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ tham mưu và bộ máy triển khai. Bài viết này cố gắng phân tích các khía cạnh chủ chốt về lý thuyết và thực tiễn của “tư duy chiến lược”, là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt của cả hai quá trình hoạch định và triển khai chính sách; từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.

 

 

Từ khóa: Tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, ngoại giao Việt Nam, , “biên giới mềm”, tuyến phòng thủ đầu tiên, chiến lược “bất cân xứng”, quốc gia tầm trung

Số 3 (110)

Bàn về đổi mới quy trình ra quyết sách đối ngoại của Việt Nam

On Reforms of the procedures for Viet Nam’s Foreign Policy Making Process

Chính sách đối ngoại bao gồm yếu tố chiến lược (lợi ích quốc gia và cách thức tốt nhất để đạt được chúng) và chính trị (những thể chế và tác nhân nào đóng vai trò gì và có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình chính sách). Hoạch định chiến lược đối ngoại là sự lựa chọn những mục tiêu cần đạt được và tạo dựng những phương cách để đạt được những mục tiêu đó. Còn khía cạnh chính trị của chính sách đối ngoại là quá trình lựa chọn và hình thành chính sách thông qua những thể chế tham gia vào hoạch định chính sách. Theo tiêu chí chủ thể quyết sách có 3 mô hình hoạch định chính sách đối ngoại: tập thể quyết sách, cá nhân quyết sách và tổ chức quyết sách. Việt Nam theo mô hình tập thể quyết sách. Mô hình này có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách đối ngoại, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mô hình hoạch định chính sách đối ngoại trong nhận thức cũng như xây dựng và phát triển các cơ quan tư vấn chính sách.

Số 3 (46)

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào: Thành tựu và triển vọng".

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday395
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1167
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5935
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297247

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System