Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Anh Tuấn

Cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay ở châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp vào tháng 11/2009 và sau đó tràn qua Ai-len (tháng 9/2010), Bồ Đào Nha (tháng 1/2012), Tây Ban Nha (tháng 6/2012), I-ta-li-a (tháng 11/2012) gần đây nhất là Síp. Cuộc khủng hoảng này không chỉ tác động đến châu Âu mà còn đến nền kinh tế của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết này phân tích những nguyên nhân tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam nhằm tránh rơi vào khủng hoảng nợ công đảm bảo phát triển bền vững

Trong thời gian gần đây, giá dầu trên thế giới liên tục tăng mạnh. Giá dầu thô lần lượt vượt qua các mức 62,47 USD/thùng (9/8/2005), 66,11 USD/thùng (12/8/2005) và 67 USD/thùng (12/8/2005). Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1980. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân của việc giá dầu tăng lên và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.

Hai năm qua, các nền kinh tế thành viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TBD) (Trans-Pacific Partnership, TPP hay còn gọi là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), trong đó có Việt Nam, đã rất tích cực để có thể sớm ký kết được Hiệp định nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa cho các hoạt động kinh tế thương mại giữa các nền kinh tế thành viên. Đến tháng 3/2012, các nền kinh tế thành viên đã tiến hành được 11 vòng đàm phán. Bài viết này cố gắng đưa ra một số đánh giá về ý đồ của các nền kinh tế thành viên khi tham gia Hiệp định và có một số đánh giá định tính về tác động của TPP đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và qua đó tới tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, một đất nước có gần 90 triệu dân với lực lượng lao động hùng hậu chiếm gần 60% dân số, thì nguồn nhân lực là một thế mạnh vô cùng lớn. Nếu như khai thác triệt để được lợi thế vô giá này thì Việt Nam sẽ vững vàng hơn rất nhiều trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đất nước còn chậm phát triển, quy mô sản xuất nhỏ hẹp, chưa đủ khả năng tự tạo việc làm cho tất cả số người lao động nói trên thì việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc được xem là một biện pháp mang lại hiệu quả cao và mang tính chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một cánh cửa lớn cho công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam.

Ngày 26/2/1973, một tháng sau khi hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Ô-xtrây-li-a đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Trong bốn thập kỷ qua, mối quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhất định do bối cảnh lịch sử quốc tế cũng như khu vực, nhưng mối quan hệ này luôn ở trong xu hướng không ngừng được củng cố, phát triển và đã đạt tới đỉnh cao vào năm 2009 khi hai nước ký thỏa thuận thiết lập Quan hệ Đối tác toàn diện và tiếp sau đó là việc triển khai thực hiện Chương trình hành động Việt Nam - Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2010-2013. Bài viết này cố gắng phác họa một bức tranh tổng thể về quan hệ Việt Nam - Ô-xtrây-li-a trong 40 năm qua.

Kể từ tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là một bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập WTO không chỉ dừng lại ở việc quan tâm tới thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng đến đâu, mà Việt Nam còn phải xem xét những cam kết về mở cửa thị trường trong nước và một loạt lĩnh vực khác. Sự có mặt ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài, mạnh về tài chính, giàu về kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh… đang tạo ra một sức ép cạnh tranh ghê gớm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hành trang mà các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ mang theo để tham gia cuộc chơi này rất quan trọng. Một trong những hành trang đó là THƯƠNG HIỆU, vì cuộc chiến trên thị trường hiện nay không phải chỉ là cuộc đua tranh về tốc độ, về khối lượng sản phẩm, về giá cả hay chất lượng sản phẩm, mà đó còn là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín. Thương hiệu trở thành biểu tượng cho sức sống lâu dài, khả năng thành công và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, sau 6 năm gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho thương hiệu. Xuất phát từ thực tiễn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, bài viết đưa ra những đánh giá về thực tiễn xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.

 

Trong vòng từ nay đến năm 2030, làn sóng cải cách kinh tế sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới sau cuộc đại khủng hoảng và sự phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế hàng hóa có sự điều tiết chặt chẽ hơn của Nhà nước sẽ trở thành trào lưu chung đối với tất cả các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục hình thành ba vòng tròn kinh tế lớn, đó là vòng tròn kinh tế châu Âu mà trung tâm là Liên minh châu Âu, vòng tròn kinh tế châu Mỹ mà trung tâm là nước Mỹ và vòng tròn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương mà đi đầu là Trung Quốc và Nhật Bản. Ba vòng tròn kinh tế này tiếp tục tác động và quyết định sự phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới. Từ đặc điểm này của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước đều sẽ đưa ra chiến lược ổn định kinh tế trong nước của họ và tiếp theo đó là tiến hành công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tự do hóa thương mại và mong muốn tiến hành hội nhập khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên các nước sẽ đều khéo léo sử dụng chính sách bảo hộ dưới hình thức hàng rào kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch hay bảo vệ môi trường. Trên cơ sở dự báo đó cũng như trước thực trạng tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, bài viết sẽ đưa ra 13 khuyến nghị đối với công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam từ nay đến năm 2030 để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Trung Quốc nghĩ gì khi các nước thành viên Hiệp định TPP đang nỗ lực kết thúc đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới? Tuy nhiên, trải qua 19 vòng đàm phán, đến nay nhiều khả năng Hiệp định TPP vẫn chưa thể khẳng định là có thể kết thúc vào trước cuối năm 2013. Nếu vậy thì liệu Trung Quốc đã sẵn sàng gia nhập TPP hay không? Bài viết này sẽ chỉ ra những khó khăn đang cản trở tiến trình đàm phán TPP. Trên cơ sở đó, bài viết cũng cố gắng phân tích đối sách của Trung Quốc về tình hình hiện tại của TPP và đưa ra những phân tích xem liệu Trung Quốc có gia nhập TPP hay không.

Tính từ tháng 3/2010 đến tháng 2/2014, các nước thành viên1 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tiến hành 19 phiên đàm phán cùng nhiều phiên giữa kỳ ở các nước thành viên và 4 phiên cấp Bộ trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán TPP, xuất hiện một số khó khăn và có thể cản trở thời hạn kết thúc đàm phán Hiệp định. Đó là các vấn đề (i) về sự minh bạch; (ii) về quyền sở hữu trí tuệ; (iii) về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may; (iv) về các yêu cầu của Mỹ đối với Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs); (v) về lao động; (vi) về mua sắm công; (vii) về đầu tư và một số vấn đề khác. Bài viết này đi sâu tìm hiểu về trở ngại trong đàm phán hiệp định TPP liên quan đến vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư.

 

Kinh tế Nga đã trải qua năm 2014 đầy thách thức. Việc sáp nhập Crimea nhằm đảm bảo cho Nga vị trí an ninh chiến lược, song cũng làm mâu thuẫn giữa Nga với các nước phương Tây, bao gồm Mỹ và châu Âu, lên tới đỉnh điểm. Trong năm 2015 này, bên cạnh nhiệm vụ cứu nguy kinh tế, người ta hy vọng Nga có thể cải thiện quan hệ với phương Tây nhằm tránh bị cô lập trên trường quốc tế. Một thế giới ổn định, hợp tác đương nhiên có lợi cho tăng trưởng kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại toàn cầu, đảm bảo luồng hàng hóa luân chuyển thông suốt, giúp người tiêu dùng được tiếp cận đa dạng nguồn hàng với giá hợp lý, qua đó không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân thế giới nói chung và người dân Nga và phương Tây nói riêng. Bài viết này cố gắng tìm hiểu và dự báo kinh tế Nga trong năm 2015.

Qua 26 năm tồn tại, APEC đã có 21 nền kinh tế (với 9 thành viên thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G-20) 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại thế giới.[1] Đây là một liên kết bao gồm nhiều khu vực và nhiều nền kinh tế mạnh nhất và năng động nhất thế giới: Khu vực Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN; Khu vực Bắc Mỹ là Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Hơn thế nữa, sự phong phú đa dạng về kinh tế, văn hóa, chính trị của liên kết này cũng tạo điều kiện cho APEC có thế phát triển mạnh hơn. Bài viết này phân tích (i) quá trình hình thành và phát triển của APEC sau 26 năm tồn tại; (ii) những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với APEC kể từ khi chính thức gia nhập APEC năm 1998; (iii) một số vấn đề về năm APEC 2017 tại Việt Nam.



[1] Phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội thảo “Năm APEC Việt Nam 2017: Hướng tới cộng đồng APEC năng động, tự cường và gắn kết” do Bộ Ngoại giao phối hợp Ban Thư ký APEC và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội ngày 24/6/2015 (xem: Bản tin TTXVN, ngày 25/6/2015).

Từ tháng 9/2014 đến nay giá dầu liên tục giảm từ mức 114 USD/
thùng xuống còn 83USD/thùng vào ngày 17/10/2014, sau đó tiếp tục
giảm xuống mức dưới 45USD/thùng vào trung tuần tháng 1/2015. Tuy
nhiên, sau đó giá dầu lại tăng lên và giữ ở mức gần 70 USD/thùng cho
tới giữa tháng 7/2015. Nhưng từ tháng 8/2015 cho tới hết năm 2015, giá
dầu lại lao dốc và xuống mức dưới 35USD/thùng vào tháng 12/2015.
Bước sang năm 2016, chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần đầu năm mới,
giá dầu giảm thẳng đứng một mạch, mất giá thêm 27% từ mức 35 USD/
thùng xuống còn 27 USD/thùng vào ngày 20/1/2016. Nhiều chuyên gia
dự đoán là giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong năm 2016 và có thể
ở mức thấp từ 10-25 USD/thùng trong vòng một năm tới. Vậy đâu là
nguyên nhân đẩy giá dầu giảm mạnh đến như vậy? Trả lời được câu hỏi
này một cách chính xác tức là gián tiếp đã dự đoán được sự biến động
của giá dầu trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

Kiều hối (remitttance) là tiền thu nhập có được từ những người đang trú ngụ hay lao động ở nước ngoài được chuyển đến thân nhân của họ tại quê hương. Kiều hối do người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) gửi về nước ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê được Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) công bố, thì năm 2015 Việt Nam lọt vào top 7 quốc gia được đón dòng kiều hối nhiều nhất thế giới. Bởi vậy, bài viết này cố gắng phân tích nguyên nhân lý giải tại sao lại có sự gia tăng đáng kể của dòng kiều hối đổ về Việt Nam thời gian qua để trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng kiều hối về Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng chí Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư tưởng, đạo đức, tác phong, về tư duy chính trị và văn hóa. Đồng chí có 35 năm liên tục là Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1986), 32 năm là Thủ tướng Chính phủ (1955-1987), 10 năm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1987-1997). Bề dày đó cho thấy đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà chính trị tài năng, nhà hoạt động cách mạng nhiều kinh nghiệm, có uy tín lớn, đồng thời là nhà văn hóa lớn của dân tộc như Đảng ta đánh giá. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí gắn liền với những trang sử vẻ vang của Đảng và dân tộc, là tấm gương mẫu mực về tinh thần yêu nước, suốt đời tận tụy phục vụ cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Không những là một nhà lãnh đạo tài năng, uy tín, một nhà văn hoá lớn của đất nước, đồng chí Phạm Văn Đồng còn là một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Cách mạng Việt Nam, được bạn bè quốc tế trân trọng, nể phục.

Ngày 24/8/1991, Hội đồng tối cao1 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa U-crai-na (SSRU) ra tuyên bố thành lập nhà nước Ucrai-na độc lập. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, với nhiều biến động bất ngờ và phức tạp xảy ra trên thế giới, các chính quyền của U-crai-na qua từng thời kỳ đều nỗ lực hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại hiệu quả để phát triển đất nước cũng như khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên kết quả không đạt được như mong muốn, trái lại đã đưa U-crai-na vào cuộc chiến thảm khốc chưa có hồi kết do Nga phát động vào ngày 24/2/2022. Bài viết tập trung đánh giá chính sách đối ngoại của U-crai-na, nhất là chính sách của nước này đối với Nga và phương Tây, qua đó lý giải phần nào về nguyên nhân dẫn tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào U-crai-na.

Over the last two years, member economies of the Trans-Pacific Partnership (TPP), also known as the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, including Viet Nam, have actively negotiated to sign the Agreement as soon as possible so as to promote liberalization and facilitation of economic and trade activities among them. By September 2012, these member economies have carried out 14 rounds of negotiation. This article strives to give a number of assessments on the intention of member economies while participating in the Agreement as well as some qualitative observation about the impact of TPP on the international integration of Viet Nam and, in turn, on Viet Nam’s economic development in the upcoming period.

The Islamic Republic of Iran is a theocracy, religion and particularly its leaders play a central role in its politics. Understanding this is fundamental to assess Iranian intentions, to anticipate future Iranian moves, and to formulate an effective policy for dealing with Iran’s nuclear program in particular and weapon of mass destruction (WMD) in general. Policy decisions in Iran are grounded first and foremost on the principle of raison d’etat and only secondarily on the tenets of Shia Islam. Ayatollah Khomeini set down this principle in a series of letters in December 1987 and January 1988 to then president Khamenei and the Council of Guardians. In these, he affirmed the Islamic Republic’s authority to destroy a mosque or suspend the observance of the Five Pillars of Islam (the profession of faith, prayer, fasting, almsgiving, and the Hajj) if the expediency/interest of the regime (maslahat) so required.[1] In setting this precedent, Khomeini formalized the supremacy of raison d’etat over the tenets of Islam as the core principle guiding domestic and foreign policymaking in the Islamic Republic. This principle is routinely invoked to justify decisions at the highest level of the government, as well as the actions of the regime’s soldiers.[2] Thus, for those who embrace the regime’s ideology, the survival of the Islamic Republic is the ultimate religious value. In this way, the extreme means often employed by the regime can be justified by a sacred end - the preservation of the Islamic Republic - since only the regime’s survival can ensure the spread of revolutionary Islam. By this logic, then, religious prohibitions would not prevent the Islamic Republic from acquiring or even using nuclear weapons if the regime’s leadership believed that these actions served its vital interests. Thus, the article will examine the two country's Supreme Leaders as well as their viewpoints on nuclear energy, nuclear weapons in particular and WMD in general.



[1] Asghar Schirazi, The Constitution of Iran: Politics and the State in the Islamic Republic (New York: I. B. Taurus, 1997), pp. 233–246; David Menashri, Revolution at a Crossroads: Iran’s Domestic Politics and Regional Ambitions (Washington, DC: Washington Institute for Near East Policy,1997), p.8. Asghar Schirazi, The Constitution of Iran: Politics and the State in the Islamic Republic (New York: I. B. Taurus, 1997), pp. 233-246; David Menashri, Revolution at a Crossroads: Iran’s Domestic Politics and Regional Ambitions (Washington, DC: Washington Institute for Near East Policy, 1997), p. 8.

[2] Thus, when jailed Iranian activist Abdollah Momeni asked his interrogators why they used brutal methods such as torture to extract confessions, they responded that “according to the founder of the Islamic Republic the preservation of the regime is the foremost obligation.” From “Letter of Prominent Prisoner of Conscience, Abdollah Momeni, to Ayatollah Khamanei,” International Campaign for Human Rights in Iran, September 9th, 2010, http://www.iranhumanrights.org/2010/09/letter-momenikhamanei. In July 1988, during the final weeks of the Iran-Iraq War, Ayatollah Khomeini reportedly issued a fatwa authorizing the execution of thousands of detainees from various opposition groups. For more on this tragic chapter, see Iran Human Rights documentation Center, Deadly Fatwa: Iran’s 1988 Prison Massacre (September 2009), http://www.iranhrdc.org/english/publications/reports/3158-deadly-fatwa-iran-s-1988-prison-massacre.html.

The Vietnamese arrival and integration into Australia represents a quintessential case of cultures in collision. In 1975 there were only about 1,000 people born in Viet Nam living in Australia. Over nearly the next forty years the community grew to over two hundred and fifty thousand members. Before 1975 Viet Nam and Australia barely knew each other - except through the prism of the American War. By 2012 the Second and even the Third Generations were a significant part of Australian political, economic and cultural life. The Vietnamese were used as the trigger for the end of the bi-partisanship on multiculturalism at the end of the 1970s, were implicated in the rising paranoia about unsafe cities in the 1980s, and centrally embroiled in the emergence of a politics of race in the 1990s. The article will analyze the Vietnamese Australians’ contribution to Commonwealth of Australia and Viet Nam in terms of economic development, multiracial and multicultural society as well as contribution to promotion of the comprehensive partnership relationship between Viet Nam and Australia at present. The article will analyze current problems of the Vietnamese Australian Community and suggest measures to overcome these problems. The article will also forecast the prospect of Vietnamese Australian Community in Australia in the future and propose some suggestions to improve the role as well as status of Vietnamese Australians in Australia and Viet Nam.

After taking effect, the TPP agreement will promote the process of international integration in the Asia - Pacific region, thus creating the precondition for boosting the process of multilateral integration and promising to settle the deadlocks of the Doha Negotiation Round, thereby, on this basis, bolstering the sustainable economic growth in Viet Nam in particular as well as in the Asia - Pacific region and the world in general. However, the TPP will certainly cause short-term and long-term effects alike on the TPP member countries in general and Viet Nam in particular. These effects are very worrying if no proper and timely measures are taken.

While the COVID-19 pandemic appeared in 2020 to temper concerns about carbon (CO2) neutrality/net-zero CO2 emission by 2050 proposed by the Paris Agreement, the issue has risen to prominence again in 2021. According to this Agreement, all countries in the world committed to slow down global warming and limit the temperature increase to preferably 1.5°C by 2050, compared to pre-industrial levels. To do that, countries have to go carbon neutral by reducing greenhouse gas emissions (GHG) as soon as possible. It means that we should begin taking steps now, even if this involves significant costs. Therefore, people and governments of all countries in the world in general and in ASEAN Plus Three (APT) in particular must deal with the problem immediately, not gradually by taking steps that are low in cost because the benefits of taking further action on carbon neutrality and global warming will outweigh the costs. This paper will examine current race to net-zero CO2 emission in East Asia, including Vietnam in part 1 and 2, and regional cooperation for achieving 2050 carbon neutrality in East Asia in part 3.

On August 24, 1991, the Supreme Soviet of the Ukrainian (SSRU)1 declared the establishment of Ukraine’s state independence. Over 30 years, under many unexpected and complicated changes in the world, Ukrainian administrations have made great efforts in forming and implementing foreign policies to develop the country and increase its standing in the international stage. It seems that these policies have not met expectations, and they even pushed Ukraine into a catastrophic war launched by Russia on 24 February 2022. The article assesses the Ukraine's foreign policy, focusing on its policy toward Russia and Western countries, thereby partly explaining the reason for Russia’s socalled special military operation against Ukraine.

 

Hai năm qua, các nền kinh tế thành viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TBD) (Trans-Pacific Partnership, TPP hay còn gọi là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), trong đó có Việt Nam, đã rất tích cực để có thể sớm ký kết được Hiệp định nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa cho các hoạt động kinh tế thương mại giữa các nền kinh tế thành viên. Đến tháng 3/2012, các nền kinh tế thành viên đã tiến hành được 11 vòng đàm phán. Bài viết này cố gắng đưa ra một số đánh giá về ý đồ của các nền kinh tế thành viên khi tham gia Hiệp định và có một số đánh giá định tính về tác động của TPP đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và qua đó tới tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday263
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1035
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5803
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297115

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System