Thursday, March 28, 2024

Trần Khánh

Sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc như một cường quốc chính trị, kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21 đang làm thay đổi nhanh chóng môi trường địa chính trị và trật tự châu á, đặc biệt là ở Đông á, trong đó lấy Trung Quốc làm trung tâm. Điều này đang thu hẹp tầm ảnh hưởng của nhiều nước lớn khác, trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Những biến đổi này đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với hợp tác và phát triển của khu vực. Bài biết này bước đầu phân tích sự thay đổi trong tương quan quyền lực tại Đông á giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trên các mặt, từ kinh tế đến chính trị, quân sự và an ninh, đồng thời đưa ra một vài nhận xét về hệ quả của quá trình này.

Nhận diện Việt Nam hiện nay đang ở đâu, có vị trí như thế nào trong trật tự thế giới nói chung và Đông Á nói riêng, nhất là trong thập kỷ tới là việc làm rất khó. Tuy nhiên, trước đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, đặc biệt là trong công tác hoạch định chiến lược phát triển đất nước, trong đó có chính sách đối ngoại, thì cần phải sớm xác định một cách khách quan chỗ đứng và vị thế Việt Nam trong một thế giới đang biến động mạnh mẽ, đầy bất trắc. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về vị thế của Việt Nam trong trật tự Đông Á, trong đó đề cập nhiều đến nguồn “tài nguyên địa chính trị” đang lên của đất nước.

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn năng lượng giàu có, công cuộc cải cách theo hướng dân chủ diễn ra khá mạnh mẽ ở Mi-an-ma từ năm 2010 đến nay đã và đang làm tăng nhanh vị thế chiến lược của Mi-an-ma trong bàn cờ địa chính trị của các nước lớn ở châu Á, trước hết là giữa Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Xu hướng này cũng làm tăng nhanh nguồn “tài nguyên địa chính trị” của Mi-an-ma, làm cho nước này trở thành một trong những tâm điểm của những đổi mới hiện nay ở Đông Nam Á và tạo ra một sức hút lớn đối với các cường quốc trên thế giới. Bài viết này khảo sát thực trạng cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ tại Mi-an-ma hiện nay và trong giai đoạn tới. 

Tranh chấp về lợi ích ở Biển Đông đang bị đẩy lên mức độ xung đột khá trầm trọng trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính không chỉ tồn tại đồng thời nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, sự chồng chéo, đan xen giữa các lợi ích, có nhiều đối tượng, chủ thể tham gia, hay can dự, mà còn do chưa có một cơ chế hay giải pháp có tính khả thi được đưa ra và thực hiện. Xu hướng này đang tác động sâu sắc đến môi trường an ninh và hợp tác khu vực, làm thay đổi nhận thức và hành động chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có việc chạy đua vũ trang và tập hợp lực lượng nhằm thích ứng với tình hình biến động khó lường. Bài viết này không chỉ cố gắng làm rõ thực trạng và xu hướng xung đột ở Biển Đông, mà còn góp phần đưa ra một số giải pháp mới nhằm ngăn ngừa xung đột đang leo thang tại vùng biển này.

Quan hệ Mỹ-Trung có từ lâu đời và luôn có tầm chiến lược. Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời (năm 1949) và bùng nổ Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nước này trở nên đối địch. Tuy nhiên, từ đầu những năm 70, đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, do mục tiêu chính là chống Liên Xô chi phối, quan hệ giữa hai nước trở nên nồng ấm, mang tính hợp tác, thỏa hiệp nhiều hơn cạnh tranh. Thế nhưng, sự kiện Thiên An Môn diễn ra vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết vào năm 1991 đã chấm dứt giai đoạn “trăng mật” của mối quan hệ này. Thay vào đó, xu hướng hợp tác đi đôi với cạnh tranh và kìm chế lẫn nhau tăng lên. Sự tác động của quá trình trên là rất lớn, nhất là đối với sự thay đổi môi trường địa chính trị, trật tự khu vực và toàn cầu. Trên đây là những vấn đề rất lớn. Bài viết này chỉ khái quát xu hướng tiến triển trong quan hệ Mỹ - Trung trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, trong đó đề cập nhiều đến triển vọng G2 hay quan hệ “nước lớn kiểu mới”và bản chất của mối quan hệ này.

Việc hình thành địa chiến lược của quốc gia luôn bao gồm cả yếu tố khách quan như điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, bối cảnh quốc tế và yếu tố chủ quan như nhận thức và hành động của giới cầm quyền trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia. Bài viết này nhằm nêu ra một số cơ sở hình thành nên địa chiến lược của một quốc gia.

Không gian và chiến lược kiểm soát quyền lực trong không gian là hai phạm trù cơ bản nhất, là đối tượng nghiên cứu chính của địa chiến lược, đồng thời là những thành tố cơ bản nhất tạo thành không gian chiến lược của một quốc gia trong quan hệ quốc tế. Không gian này được cấu thành bởi không gian địa - vật lý, không gian mạng và đặc biệt là tư duy chiến lược về thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Chính vì vậy sự cân nhắc chiến lược, đưa ra kế sách hành động dựa trên các dự liệu của địa lý và tư duy chiến lược nhằm tạo ra một không gian chiến lược cho an ninh, hội nhập và phát triển của một quốc gia là nội hàm cơ bản của địa chiến lược.

The disputes in the East Sea have become increasingly strained in recent years due to the conflicting interests among various claimants and other actors and due to the absence of a viable mechanism to solve the disputes. This trend has made deep impacts on regional security and cooperation, giving rise to changes of perceptions and strategies of many countries including the arms-race and configuration so as to timely adjust to unpredictable situation. The paper assesses the present state of affairs and identifies trends in the East Sea disputes as well as suggests some solutions to prevent them from further escalation.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday418
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1190
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5958
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297270

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System