Thursday, March 28, 2024

Tôn Sinh Thành

Trong những năm gần đây, trong quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng diễn ra cùng một lúc hai tiến trình giải quyết các vấn đề biên giới, phân giới cắm mốc và phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Tuyến Việt Nam - Lào, hai bên đang triển khai dự án tăng dày và tôn tạo mốc giới; giữa ta và Cam-pu-chia triển khai Kế hoạch tổng thể phân giới cắm mốc; công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng vừa kết thúc. Đồng thời giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia cũng diễn ra hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan tới biên giới như mở cửa khẩu, các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng các công trình trên biên giới, các hội nghị thương mại biên giới...

Bài viết này sẽ xem xét mối quan hệ biện chứng giữa biên giới và kinh tế. Trước hết, bài viết sẽ mổ xẻ những nội hàm kinh tế của khái niệm biên giới, khu vực biên giới, sau đó sẽ phân tích ý nghĩa kinh tế của công tác biên giới từ giai đoạn hoạch định biên giới tới quản lý biên giới. Bài viết cũng sẽ xem xét công tác biên giới trong mối quan hệ biện chứng giữa an ninh và phát triển đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa. 

Đàm phán là một công cụ đặc biệt quan trọng mà các nước thường sử dụng nhằm đạt mục tiêu của mình trong quan hệ với các nước khác. Các cuộc đàm phán, đặc biệt là trong lĩnh vực phân định biên giới giữa các quốc gia, thường rất phức tạp và khó khăn. Quá trình này chịu tác động của nhiều yếu tố (khách quan, chủ quan, trực tiếp, gián tiếp…). Việc lựa chọn chiến lược, sách lược và các kỹ thuật sử dụng trong đàm phán có ý nghĩa rất quan trọn đối với kết quả đàm phán, do vậy các nhà đàm phán cần xem xét một cách toàn diện và kỹ lưỡng tình huống cụ thể và các yếu tố liên quan.

Nhng năm qua, Ấn Độ dưới chính quyền Modi đã những điều chỉnh khá nét chính sách đi ngoại, dành ưu tiên cao cho mc tiêu tạo môi trưng hòa bình đ phát triển kinh tế nâng cao v thế quốc tế. Đi với các khu vực, Ấn Độ ch cực can dự m rộng không gian chiến lược bng các chính sách Láng giềng trên hết, Sáng kiến SAGAR, nh động Hướng Đông Tm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với các c lớn, Ấn Độ chuyển sang chính sách t chủ chiến lưc, phát trin quan h cân bằng nhưng vn giữ khong ch. Điều chỉnh quan trọng nht thúc đẩy quan hệ đi tác chiến lược n - Mỹ. Điểm tựa cho những điều chỉnh nói trên của Ấn Độ chính là sự gia tăng thực lc kinh tế, quốc phòng, khoa hc kỹ thut sự n đnh chính trị ni bộ cũng như vai trò lãnh đạo mnh m của nhân Th tướng Modi.

 

Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ là sự tiếp nối và tích hợp các Chiến lược SAGAR (Security And Growth for All the Region) đối với Ấn Độ Dương, Chính sách Hành động Hướng Đông và Chính sách Liên kết Hướng Tây mà Ấn Độ đang triển khai. Mục tiêu của Tầm nhìn này là mở rộng khu vực ảnh hưởng của Ấn Độ, đối phó với Trung Quốc. Nhưng việc thực hiện Tầm nhìn này vẫn nằm trong khuôn khổ phương châm Đối ngoại tự chủ chiến lược của Ấn Độ do vậy có những điểm khác với Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ. Ấn Độ coi Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là bộ nguyên tắc để duy trì cho khu vực này tự do, rộng mở và bao trùm. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang điều chỉnh nội hàm của Tầm nhìn này, trên cơ sở sự phát triển của tình hình, đặc biệt là những hành động của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Within the past few years, India’s foreign policy under the Modi government has seen some clear adjustments in goals, giving importance to creating a peaceful environment for economic development and to enhancing international position. For neighbouring regions, India actively engaged and expanded strategic space with its newest policies: "Neighbourhood First", SAGAR Initiative, Act East and Indo-Pacific Vision. For big powers, India has shifted to strategic autonomy, developing balanced diplomatic relations while also keeping distance. The most important adjustment to be known of is the promotion India-America strategic partnership. The fulcrum for India's above adjustments is the increase in economic, defense, scientific and technological strength and internal political stability without forgetting Prime Minister Modi’s strong sense of leadership.

India’s Vision on Indo-Pacific announced by Prime Minister Narendra Modi in June 2018 could be regarded as a merger from its existing NAGAR strategy towards Indian Ocean, the Act East Policy and Link West Policy. This India’s vision is aimed at expanding its area of sphere and facing the challenges caused by China. As India is consistently following a foreign policy of strategic autonomy, its vision on Indo-Pacific has some differences from the US Free and Open Indo-Pacific Strategy. Basically, India considers this Vision as a set of principles to keep Indo-Pacific not only free and open but also inclusive. However, India is expected to make adjustments in its position on Indo-Pacific, depending on the changes in the region, especially the on the activities of China in Indo-Pacific including the East Sea (South China Sea).

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday396
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1168
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5936
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297248

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System