Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Đình Luân

T.S

Sự phát triển mạnh mẽ của châu Á trong những năm gần đây và sự suy yếu tương đối của Mỹ đang làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế theo hướng đa cực hóa. Tuy nhiên, khi nào trật tự đa cực trở thành hiện thực thì vẫn còn khó đoán định. Hơn nữa, trật tự đa cực trong tương lai liệu có mang lại nền hòa bình bền vững và lâu dài cho thế giới hay không thì cũng vẫn là ẩn số. Lịch sử cận hiện đại cho thấy trật tự đa cực là thời kỳ mất ổn định, cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc và đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới lớn thảm khốc trong nửa đầu thế kỷ 20. Còn trong thời kỳ trật tự hai cực Xô - Mỹ kéo dài gần suốt nửa sau của thế kỷ 20, mặc dù vẫn có những cuộc chiến tranh cục bộ kéo dài như cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nhưng thế giới lại tránh được chiến tranh qui mô lớn. Quá trình cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế ở hai thập niên đầu thế kỷ 21 diễn ra rất đa dạng, bài viết này tập trung vào ba đặc điểm sau:

Hệ thống quốc tế là tập hợp xác định các chủ thể quốc tế và quan hệ giữa họ với nhau trong một môi trường chiến lược xác định bao hàm những xu thế chung đang chi phối hành vi và quan hệ của các chủ thể. Hệ thống quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 có những đặc điểm riêng mà chúng có tiền đề hình thành từ trước đó và có thể thay đổi cùng thời gian. Bài viết này tập trung vào ba đặc điểm sau:

Quan hệ quốc tế được hình thành và phát triển thành một hệ thống toàn cầu trong quá trình bang giao về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia và các chủ thể quốc tế khác xuất hiện ngày một nhiều hơn qua các giai đoạn của lịch sử thế giới như các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia v.v. Tư duy về quan hệ quốc tế cũng được hình thành và hoàn thiện trong quá trình đó và có ảnh hưởng hai chiều tới đời sống quốc tế, đặc biệt là tới quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các nước. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế là hệ quả chính sách của tư duy về quan hệ quốc tế. Bài viết này tập trung vào năm đặc điểm của tư duy về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Hòa bình lâu bền là khát vọng của tất cả các dân tộc từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Để có được môi trường quốc tế hòa bình tương đối như hiện nay, nhân loại đã phải trả giá rất đắt bằng quá nhiều xương máu của bao nhiêu thế hệ. Hiện đại hóa là ước mơ phát triển của các dân tộc trong quá trình chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp với kiến trúc thượng tầng và cơ cấu giai tầng xã hội tương ứng. Nhưng cũng chính trong quá trình thực hiện ước mơ ấy đã xuất hiện những cuộc chiến tranh thảm khốc như hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20 do khát vọng quyền lực của một số quốc gia khi họ đã phát triển đạt tới “độ” đủ mạnh để có thể thách thức đối với trật tự thế giới hiện hành nhằm tranh ngôi vương bá. Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một kịch bản nào cho tương lai? chiến tranh hay hòa bình vẫn còn đang là câu hỏi bỏ ngỏ.

Có thể “đo” thế giới bằng nhiều cách khác nhau như đo địa lý, đo kinh tế, đo khí hậu, đo dân số, đo tài nguyên v.v... Thế giới còn có thể được “đo” qua ba chiều kích: chiến tranh và hòa bình, phát triển và phản phát triển, trật tự và hỗn loạn. Thế giới sau Liên Xô trong 20 năm qua đã có những thay đổi quan trọng. Qua ba chiều kích này, có thể nhìn thấy hoặc chưa nhìn thấy hết những thay đổi ấy, có thể đánh giá bằng số lượng và có thể nhận biết bằng chất lượng, có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn đặc biệt là khi so sánh một thế giới vốn là như thế trong hiện thực với một thế giới ước mong…

Tháng 2/2012 - tròn 40 năm kể từ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng thống Mỹ Ních-xơn từ ngày 17-28/2/1972. Hai bên đã ra “Thông cáo chung Thượng Hải” về vấn đề Đài Loan, Việt Nam và bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung. Mỹ đạt được mục tiêu trong cuộc chơi tay đôi với Liên Xô và giải quyết cuộc chiến ở Việt Nam, còn Trung Quốc đã phá được thế kiềm chế hai cực Mỹ - Xô, tạo dựng cục diện chiến lược hòa hoãn tay ba Mỹ - Xô - Trung có lợi hơn cho Trung Quốc trên bàn cờ khu vực và quốc tế. Khi đó, không có một chính khách hay nhà nghiên cứu quốc tế nào có thể mường tượng được Trung Quốc 40 năm sau có thể trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới và quan hệ Mỹ - Trung trở thành cặp quan hệ song phương quan trọng nhất, định hình diện mạo của thế giới trong thế kỷ 21. Bài viết này tập trung vào tìm hiểu vấn đề thời cơ trong tư duy Trung Hoa và trong chiến lược cải cách, mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất, quyết định diện mạo của nền chính trị thế giới trong thế kỷ XXI và có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và phát triển của Việt Nam. Dự báo mối quan hệ này trong thập niên tới là điều rất khó. Ngoài những yếu tố cấu trúc - hệ thống tương đối ổn định chi phối, còn có những yếu tố tình thế có thể xảy ra và rất khó lường. Bài viết này là cố gắng ban đầu sử dụng cách tiếp cận hiện thực hệ thống - cấu trúc để dự báo quan hệ Mỹ - Trung tới năm 2022 - tròn nửa thế kỷ kể từ sự kiện “bắt tay lịch sử” giữa Tổng thống Mỹ R. Nixon với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông năm 1972. Cách tiếp cận này giúp làm rõ những yếu tố cấu trúc - hệ thống ở cả ba cấp độ (quốc tế, quốc gia và cá nhân) có thể cùng tác động ràng buộc và kiềm chế khả năng dùng sức mạnh quân sự của mỗi nước, thúc đẩy họ phải lựa chọn cạnh tranh hòa bình, tránh đối đầu quân sự trực tiếp với nhau.

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, có sức mạnh tổng hợp quốc gia vượt trội không có đối thủ sánh ngang, nhưng 20 năm sau - tới năm 2011 thì bàn cờ quyền lực đã đổi khác. Khoảnh khắc đơn cực đã chấm dứt, vai trò bá quyền của Mỹ bị thách thức. Tổng thống B. Obama đã đưa ra “Chiến lược an ninh 2010” và chính sách “Tái cân bằng/Xoay trục” nhằm tăng cường can dự hơn vào châu Á, nhưng theo một số đánh giá thì đó chưa phải là “Chiến lược lớn” cho một thời kỳ dài như kiểu chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ đã công bố hai công trình nghiên cứu chiến lược quan trọng: “Các xu hướng toàn cầu 2025: một thế giới đã thay đổi” và “Các xu hướng toàn cầu 2030: các thế giới có thể thay thế”. Giới nghiên cứu Mỹ cũng đã bàn tới “Chiến lược lớn” của Mỹ trong tương lai. Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu một số nét cơ bản về “Chiến lược lớn” của Mỹ tới 2025-2030.

 

            Trong hành trang trí tuệ của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998), phương pháp luận ngoại giao có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là tập hợp các nguyên tắc chỉ đạo về nhận thức hệ thống quan hệ quốc tế trong thế giới luôn thay đổi, hoạch định chính sách đối ngoại, tổ chức bộ máy và hoạt động ngoại giao của Việt Nam.[1] Đây là một vấn đề lớn và khó. Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, qua một số tài liệu gốc, bài viết khái quát một số tư tưởng của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch về phương pháp luận ngoại giao cho Việt Nam.



[1] Xem Nguyễn Cơ Thạch, “Một số vấn đề vận dụng phương pháp luận Mác xít vào công tác ngoại giao,” Thông tin Quan hệ quốc tế (Viện Quan hệ Quốc tế, tháng 6/1991). Chữ nghiêng trong đoạn trích không giống với nguyên bản là do tác giả muốn nhấn mạnh.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday222
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week994
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5762
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297074

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System