Thursday, March 28, 2024

Trần Thị Tâm

Do án ngữ ở một vị trí xung yếu, có thể xem bán đảo Triều Tiên là “cái neo” để Mỹ trụ chân ở Đông Bắc Á - nơi có Trung Quốc, Nga, Nhật Bản là những lực lượng tiềm ẩn nguy cơ, thách thức ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực và trên thế giới. Triều Tiên, cũng đồng thời là cửa ngõ phía Bắc của Trung Quốc với những ảnh hưởng từ xa xưa nên mọi động thái chính trị của bán đảo bị chia cắt này, do đó không thể nằm ngoài tầm kiểm soát của cả hai cường quốc nói trên.

Trong quá khứ, cả Mỹ và Trung Quốc đã can dự trực tiếp vào việc thực hiện ý đồ thống nhất của Triều Tiên bằng vũ lực thông qua cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), đó là sự hậu thuẫn và hỗ trợ cho cả hai miền trong những nỗ lực giành ưu thế lẫn nhau trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Đến nay, khi chiến tranh Lạnh khép lại, xu thế thống nhất các dân tộc bị chia cắt bởi vấn đề ý thức hệ đang giành ưu thế. Không chỉ có người dân mà cả những người nắm quyền ở hai miền Triều Tiên đều đã nhận thức rất rõ xu thế trên, đã và đang có những nỗ lực chung để đưa giang sơn về một mối. Thông cáo chung năm 1972, cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mở ra những trang mới trong tiến trình thống nhất đất nước. Những cuộc viếng thăm thân nhân, những hoạt động giao lưu về nghệ thuật, văn hóa văn nghệ được tổ chức trong những năm gần đây là biểu hiện rõ nét nhất của xu thế trên. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản rất lớn, đặc biệt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên với sự đan xen lợi ích của nhiều cường quốc, trong đó có Mỹ và Trung Quốc...

Nằm ở vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược quốc tế nên từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, bán đảo Triều Tiên trở thành một điểm nóng thường trực trong tranh chấp quyền lực quốc tế. Có thể nói, Trung Quốc và Mỹ là hai nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình bán đảo này. Mỹ đã triển khai hàng loạt các biện pháp, chính sách tại Triều Tiên nhằm phục vụ cho chiến lược lãnh đạo toàn cầu. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã “chính thức hóa” sự hiện diện tại đây, trở thành nhân tố tạo nên sự phức tạp, bất ổn định của khu vực này. Khác với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á, ngay sát sườn bán đảo Triều Tiên, do đó, bất cứ một động thái nào ở bán đảo này, nhất là ở khu vực phía Bắc, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc. Nếu như Mỹ luôn phải “tạo cớ” để đứng chân và duy trì lực lượng quân sự tại đây, thì Trung Quốc chỉ cần “ngồi nhà” triển khai chiến lược của mình. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại bán đảo Triều Tiên.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday188
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week960
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5728
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297040

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System