Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đặng Cẩm Tú

Chính sách Hành động hướng Đông là một trụ cột quan trọng và được xem là điểm sáng trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi. Thành tựu nổi bật của chính sách này là đã góp phần đáng kể nâng cao giá trị chiến lược của Ấn Độ trên bàn cờ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới cũng như trong chiến lược đối ngoại và an ninh của các nước lớn. Trong thời gian tới, chính sách này tiếp tục được triển khai theo hướng nào sẽ phần lớn phụ thuộc vào những điều kiện phát triển bên trong và diễn biến môi trường kinh tế, an ninh - chính trị bên ngoài của Ấn Độ. Bài viết này nhằm dự báo chiều hướng Ấn Độ triển khai chính sách Hành động hướng Đông trong những năm tới trên cơ sở làm rõ xu hướng phát triển của Ấn Độ và những diễn biến mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có tác động đến chiến lược đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách Hành động hướng Đông nói riêng.

Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, một trật tự mới vẫn đang trong quá trình định hình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự ra đời và vận hành của Cộng đồng ASEAN sau 2015 hứa hẹn tạo ra một nét mới trong cấu trúc khu vực chưa hoàn thiện. Nét mới đó có đưa đến những thay đổi cơ bản trong cục diện chung hay không, làm tình hình sáng lên hay tối đi, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào tương lai phát triển của Cộng đồng ASEAN. Với vai trò quan trọng hiện nay của ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương, triển vọng của Cộng đồng ASEAN sẽ có những tác động quan trọng không chỉ đối với các nước thành viên mà còn đối với cả các nước lớn cũng như sự vận động của các mối quan hệ quốc tế tại khu vực. Trên cơ sở đánh giá tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong lĩnh vực Chính trị - An ninh từ nay đến 2015, bài viết này sẽ phân tích những thành tố chủ yếu mà tầm nhìn hậu 2015 của ASEAN cần phải tính đến và những nhân tố có tác động quyết định đối với tương lai của Cộng đồng ASEAN, từ đó gợi mở triển vọng của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN sau 2015 và sự tham gia của Việt Nam trong Cộng đồng đó.

Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông.

Bài viết này tập trung phân tích những động cơ, mục tiêu và nội dung của chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội XVIII trên cơ sở tham khảo tính quy luật trong việc phát triển sức mạnh trên biển của các cường quốc trong lịch sử và so sánh để tìm ra những nét chung và những nét đặc thù trong nhận thức, tư duy và biện pháp phát triển trên biển của Trung Quốc so với phương Tây. Bài viết cũng sẽ đánh giá hiện trạng và triển vọng phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc, từ đó phân tích các tác động có thể có đối với hòa bình, ổn định của khu vực nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.

Trong dư hưởng lan tỏa của sự kiện Cuba và Mỹ cùng công bố quyết định khôi phục đầy đủ quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày 17/12/2014 và việc ký kết thỏa thuận khung giữa sáu cường quốc (P5+1) với I-ran về chương trình hạt nhân của Tehran ngày 14/7/2015, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế dường như đang hướng nhiều hơn đến vấn đề hạt nhân và quan hệ giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên, dấy lên cuộc tranh luận với nhiều chiều ý kiến xoay quanh câu hỏi liệu hồ sơ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ là bước tiếp theo I-ran, để rồi từ đó mở ra triển vọng thống nhất hai miền Triều Tiên, gạt bỏ đi tàn tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh hay không?

Để tìm câu trả lời, bài viết đưa ra những nhận định từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều, nhằm cung cấp một cái nhìn thấu đáo hơn về hiện trạng của mối quan hệ này khi đặt trong sự vận động chung của khu vực và thế giới từ hàng thập kỷ nay kể từ khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt. Bài viết cũng phân tích những nhân tố chi phối và tác động đến vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên và định vị vấn đề hạt nhân trong tổng hòa mối quan hệ giữa các nhân tố. Sự vận động và tương tác giữa các nhân tố này sẽ góp phần lý giải vì sao mối quan hệ liên Triều tiếp tục được duy trì trong tình trạng lên xuống thất thường như nhiều năm qua và gợi mở về triển vọng của mối quan hệ này cũng như việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới.

Là một cường quốc Nam Á và một quốc gia tầm trung tiêu biểu
tại châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ trong những năm trở lại đây đã
có những bước phát triển đáng chú ý. Dự báo đến 2025, Ấn Độ có triển
vọng ra khỏi danh sách các quốc gia tầm trung hiện nay, vươn ra ngoài
phạm phi tiểu khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương để trở thành một cường
quốc khu vực có vai trò quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương,
hướng tới địa vị cường quốc toàn cầu. Bài viết này nhằm phân tích các
nhân tố chủ yếu tác động quyết định tới xu hướng phát triển sức mạnh
tổng hợp của Ấn Độ cũng như những thuận lợi và thách thức đặt ra cho
Ấn Độ trên con đường phát triển hướng tới vị thế cường quốc từ nay
đến 2025, đồng thời đánh giá một số tác động đối với khu vực châu Á -
Thái Bình Dương từ triển vọng phát triển của Ấn Độ.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 1/2016, lần đầu tiên khái niệm "đối ngoại đa phương" được chính thức đề cập trong văn kiện của Đảng. Đây cũng là lần đầu tiên đối ngoại đa phương được xác định là một định hướng chiến lược của đối ngoại Việt Nam. Định hướng này đặt ra yêu cầu “nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đối ngoại đa phương”, với tư duy “chủ động đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình” các sân chơi, luật chơi chung. Bài viết này làm rõ một số vấn đề lý thuyết về đối ngoại đa phương, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình phát triển tư duy của Đảng về đối ngoại đa phương, từ đó nhằm cung cấp một số cơ sở lý luận làm nền tảng để đáp ứng yêu cầu nâng tầm đối ngoại đa phương Việt Nam trong giai đoạn mới.

Ngày 18/12/2017, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ (NSS 2017), trong đó Trung Quốc là một trong những nội dung quan trọng và đáng chú ý nhất. Bản Chiến lược xác định Trung Quốc là cường quốc đối địch, đối thủ cạnh tranh địa chính trị, thách thức an ninh chủ yếu của Mỹ và là nguy cơ đe dọa chủ quyền của các quốc gia khác. Xét từ góc độ này, NSS 2017 thể hiện sự “nhận thức lại” và quyết tâm của chính quyền Trump muốn thay đổi quan hệ với Trung Quốc theo hướng cứng rắn hơn. Mặc dù các bước đi và hiệu quả chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc cần được tiếp tục theo dõi, NSS 2017 báo hiệu một giai đoạn cạnh tranh và bất ổn mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Bài viết này nhằm làm rõ những điểm giống và khác nhau trong nội dung liên quan đến Trung Quốc của Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ mới công bố so với các NSS trước đó, từ đó phân tích một số hàm ý liên quan đến chiều hướng quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong thời gian tới.

 

On December 18th, 2017, the Trump Administration released the National Security Strategy (NSS 2017), in which China was one of the most frequent and noticeable mentions. The Strategy identified China as a revisionist power, rival, geo-political competitor and main security challenge of the US, and a threat to sovereignty of other nations. As such, NSS 2017 can be considered as a redefinition of the China threat perception and manifestation of the Trump Administration’s determination to redirect US-China relations towards a harder line. Although the specific course of policy actions and their efficacy remain to be seen, NSS 2017 suggests a new phase of competition and instability in US-China relations in the years to come. This article seeks to elaborate the similarities and differences between NSS 2017 and those put out by previous US administrations with regards to narratives on China, thereby analyzing its implications for the future trajectory of US-China relations.

On December 18th, 2017, the Trump Administration released the National Security Strategy (NSS 2017), in which China was one of the most frequent and noticeable mentions. The Strategy identified China as a revisionist power, rival, geo-political competitor and main security challenge of the US, and a threat to sovereignty of other nations. As such, NSS 2017 can be considered as a redefinition of the China threat perception and manifestation of the Trump Administration’s determination to redirect US-China relations towards a harder line. Although the specific course of policy actions and their efficacy remain to be seen, NSS 2017 suggests a new phase of competition and instability in US-China relations in the years to come. This article seeks to elaborate the similarities and differences between NSS 2017 and those put out by previous US administrations with regards to narratives on China, thereby analyzing its implications for the future trajectory of US-China relations.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi trội ở nhiều nơi trên thế giới. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng, cả về số lượng thành viên và quy mô hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật là Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà phân tích, mở rộng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Trong khi tăng thêm sức nặng cho tiếng nói tập thể của tổ chức, sự mở rộng cũng làm gia tăng sự khác biệt, từ đó có thể tác động tiêu cực tới mức độ gắn kết giữa các thành viên.[1]

Trong những năm gần đây, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi trội ở nhiều nơi trên thế giới. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng, cả về số lượng thành viên và quy mô hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật là Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà phân tích, mở rộng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Trong khi tăng thêm sức nặng cho tiếng nói tập thể của tổ chức, sự mở rộng cũng làm gia tăng sự khác biệt, từ đó có thể tác động tiêu cực tới mức độ gắn kết giữa các thành viên.

Việc ASEAN mở rộng bao gồm cả mười nước nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á được đánh giá là một thành tựu quan trọng, đưa giấc mơ của các nhà sáng lập Hiệp hội trở thành hiện thực vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20. Tuy nhiên, khi công cuộc mở rộng đã hoàn tất và hợp tác bắt đầu được đưa vào chiều sâu thì sự khác biệt về mức độ phát triển trong nội bộ tổ chức này lại tạo ra những mối quan ngại và thách thức khá lớn. Sự khác biệt thể hiện rõ qua độ chênh lệch về mức tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người và qua những chỉ số phát triển con người khác như tuổi thọ, tỷ lệ biết đọc, biết viết trong dân số và tình trạng nghèo đói...

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday365
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1137
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5905
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297217

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla