Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Nông dân, quan hệ công chúng, văn hóa nông thôn, du lịch sinh thái và hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu Pháp

Farmers, Public Relations, Rural Culture, Ecotourism and the Promotion of France

Lĩnh vực Quan hệ công chúng (PR) có quan hệ mật thiết đối với hoạt động văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa. PR được mọi tổ chức từ nhà nước đến doanh nghiệp, chủ trang trại, nông dân… sử dụng vì có nhiều tính năng. Trường hợp các chủ trại, nông dân hiện đại nước Pháp nơi tác giả có dịp khảo sát cũng sử dụng PR để truyền thông cho các hoạt động về văn hóa nông thôn, du lịch sinh thái... góp phần vào việc quảng bá hình ảnh nước Pháp, con người và văn hóa Pháp rất hiệu quả. 

Nước Nga hậu Putin: Khởi đầu một phương thức lãnh đạo mới

Russia After Putin: A New Mechanism of Leadership.

Cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga ngày 2-3-2008 đã diễn ra tốt đẹp với kết quả là 73% số cử tri Nga bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống D. Medvedev. Với chiến thắng áp đảo này, ông D. Medvedev đã vinh dự trở thành vị tổng thống thứ ba và là vị tổng thống trẻ nhất (43 tuổi) của nước Nga đương đại sau các ông B. Yeltsin với hai nhiệm kỳ tổng thống (1993-1999) và V. Putin cũng với hai nhiệm kỳ (2000-2008). Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga, ngày 7 tháng 5 năm 2008, ông D. Medvedev sẽ chính thức nhận chức tổng thống từ tay Tổng thống V. Putin. Nếu xét về lô-gích của các sự kiện (vị tổng thống đã hết hạn trao quyền cho vị tổng thống mới), thì điều đó không có gì đáng nói. Nhưng trong trường hợp này, quan hệ giữa hai ông Putin và Medvedev, với tư cách là những nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga, có nhiều nét rất đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận rộng rãi không những chỉ ở nước Nga, mà còn trên toàn thế giới. Vậy những nét đặc biệt ấy là gì?

 

Nước Pháp dưới thời Nicolas Sarkozy: Ngoại giao truyền thống hay bước ngoặt mới

France under the Nicolas Sarkozy’s Regime: a Traditional Diplomacy or a New turning-point.

Ngày 6 tháng 5 năm 2007, ông Nicolas Sarkozy, 52 tuổi, chủ tịch đảng cánh hữu Liên minh vì Phong trào nhân dân Pháp (UMP), đã thắng cử tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp với tỷ lệ 53,06% phiếu bầu, và kể từ ngày 16/5/2007, ông Sarkozy đã chính thức trở thành vị Tổng thống thứ sáu của Pháp trong nền Cộng hòa thứ V.

Sự kiện này thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới trước hết vì vai trò và vị trí của Pháp trên trường quốc tế, trong quá khứ cũng như hiện tại. Nhưng không giống như những cuộc bầu cử Tổng thống Pháp trước đây, lần này, điều thu hút sự quan tâm theo dõi của dư luận hơn cả chính là luồng gió mới mà vị tân Tổng thống mang đến cho đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Pháp - một luồng gió được giới quan sát và bình luận chính trị ví như một cơn cuồng phong báo hiệu những thay đổi đến tận gốc rễ trong một nước Pháp truyền thống. ...

Nước Pháp dưới thời Nicolas Sarkozy: Ngoại giao truyền thống hay bước ngoặt mới (P2)

France under Nicolas Sarkozy's Regime: a Traditional Diplomacy or a New Turning-point.

**Những nhận xét và đánh giá ban đầu được trình bày dưới đây về chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chưa thể được coi là hoàn chỉnh, vì chỉ dựa vào những diễn biến và sự kiện kể từ chiến dịch tranh cử tổng thống và sau hơn 4 tháng cầm quyền của ông. Để có cái nhìn tổng thể và có hệ thống về chính sách đối ngoại mới của Pháp cần phải chờ thêm thời gian và nhất là những định hướng nêu trong hai cuốn sách trắng dự kiến công bố vào năm 2008 về “Chính sách đối ngoại và châu Âu” và “Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Pháp.

Những “biểu hiện ngoại giao” trước và trong những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của Sarkozy gây ra không ít định kiến bất lợi trong giới chính trị quốc tế về ông. Người ta khó bỏ qua việc ông đã coi phản ứng của Pháp đối với cuộc chiến tranh đơn phương của Mỹ tại I-rắc là một cử chỉ “xấc xược”. Người ta cũng không quên ông “tự hào là người bạn của Mỹ”, tự hào với biệt danh “Sarko người Mỹ”, đã tuyên bố: “Nước Pháp đã trở lại Mỹ”. Ông là người ủng hộ chủ nghĩa tự do Bắc Đại Tây Dương, ngưỡng mộ sức mạnh và khuôn mẫu xã hội Mỹ: “Tôi khâm phục sự năng động, sự linh hoạt của xã hội Mỹ, khả năng cất nhắc ở cấp cao nhất những con người có bản sắc khác nhau”.[1] Ông có thiện cảm đặc biệt với Ix-ra-en và có quan điểm cứng rắn trong vấn đề nhập cư. Bên cạnh đó, những tuyên bố của Sarkozy về sự “đoạn tuyệt” với quá khứ, sự “hồi sinh” hoặc “ra đời của một nước Pháp mới”, kèm theo những cuộc tranh luận sâu rộng với những quan điểm và đánh giá rất khác nhau không khỏi khiến dư luận trong và ngoài nước nghi ngại và đặt câu hỏi về những thay đổi trong chính sách đối ngoại sẽ diễn ra dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông...

 

Nước Pháp và công cuộc tìm lại vị thế đã mất

France and the Search for Lost Position

Một nước Pháp đế quốc trong lịch sử. Một nước Pháp từng là chủ sở hữu một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới. Một nước Pháp với vai trò không thể bỏ qua trong phần lớn các vấn đề quốc tế. Nhưng ngày nay, trong một cục diện đã thay đổi về căn bản của thế giới, địa vị đó đã không còn nữa. Dẫu vẫn được biết đến là một nước lớn, một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA), một trụ cột của EU, hay nòng cốt của Francophonie, thì thực lực và địa vị nước Pháp đã trở nên suy giảm và mờ nhạt hơn rất nhiều. Đối mặt với thực tế đó, nước Pháp đã làm gì? Những vụ khủng hoảng vừa qua tại các nước Bắc Phi - Ả-rập đã trở thành những cơ hội tốt để nước Pháp tận dụng thể hiện vai trò, nhằm cứu vãn hình ảnh đã và đang ngày càng mai một của mình. Nhưng với những bất cập đã ăn sâu bén rễ từ trong ra ngoài, nỗ lực của Pháp liệu có được đền đáp, hay chỉ khiến nước này rơi vào một tình thế khó khăn hơn? Câu chuyện của nước Pháp, cũng là câu chuyện của một nước lớn đi tìm lại địa vị đã mất của mình.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday110
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week267
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3998
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295310

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla