Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Đỗ Thanh Hải

2012-02-03 10:28:45

Chuỗi giá trị toàn cầu

* Theo nhiều nhà nghiên cứu, quá trình mà chúng ta vẫn gọi là “toàn cầu hóa” thực tế không phải hiện tượng mới, mà đã xuất hiện cách đây ít nhất 500 năm. Như vậy, khởi nguồn của một nền kinh tế toàn cầu có thể được xem xét từ quá trình mở rộng thương mại xuyên lục địa từ thế kỷ 16.  Sự xuất hiện của yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu dẫn tới sự hình thành các đế chế thương mại quốc tế có quyền lực rộng khắp, như công ty Đông Ấn, công ty Vịnh Hudson... Các hoạt động buôn bán trao đổi trên quy mô toàn cầu của các công ty này đã thiết lập nên một hệ thống thương mại liên khu vực, liên lục địa tồn tại trong vài thế kỷ.

Nhưng chính Các Mác là người đầu tiên đã chỉ ra sự gắn kết phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự hình thành các cơ cấu có tính phổ quát ở các cấp độ khác nhau. Mác đã chỉ ra sự dịch chuyển của tư bản là “không hữu hạn” và miêu tả quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa là “quá trình khám phá mọi khả năng để tìm kiếm những giá trị mới hữu ích cũng như quá trình trao đổi hàng hóa giữa tất cả các vùng đất và vùng khí hậu xa lạ"...

 

Vành Khăn (Mischief) là một dải đá ngầm và bãi cạn nửa nổi nửa chìm mấp mé mặt nước trong quần đảo Trường Sa ở tọa độ 9o5’ Bắc, 115o38’ Đông. Dải đá ngầm này có diện tích là 48 km2, khi thủy triều xuống có vài mõm đá nhô lên mặt biển. Vành Khăn cách đảo Palawan của Phi-lip-pin 239 km (khoảng 135 hải lý), cách vịnh Cam Ranh của Việt Nam là 715 km, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc là 1.110 km. Vành Khăn được Phi-lip-pin cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa mà Phi-lip-pin tuyên bố từ năm 1962. Trung Quốc cũng tuyên bố dải đá ngầm này nằm trong khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, Vành Khăn nằm trong vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Do đó, các đòi hỏi và tranh chấp giữa Trung Quốc và Phi-lip-pin liên quan đến Vành Khăn đều ảnh hưởng tới tuyền bố về chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Tuy nhiên, bài báo này chỉ giới hạn trong việc thảo luận về cuộc tranh chấp giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc liên quan tới dải Vành Khăn từ góc độ xung đột quốc tế mà không liên quan đến các vấn đề khác...

 

Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt, mà gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và giáo dục. Trong mạng lưới liên kết này, quyết định và hành động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ, cũng tạo ra các hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Việc các quốc gia kiên quyết theo đuổi lợi ích vị kỉ của mình sẽ tạo ra thế cạnh tranh gay gắt khiến họ mắc kẹt trong thế tình huống lưỡng nan của người tù (prisoner’s dilemma), làm gia tăng căng thẳng, bất bình đẳng và hủy hoại môi trường sống toàn cầu. Trong bối cảnh đó, quan niệm truyền thống về chủ quyền quốc gia gặp nhiều thách thức to lớn. Nhu cầu hợp tác đòi hỏi các cách tiếp cận mới đối với quan hệ quốc tế (QHQT) nói chung và chính sách đối ngoại (CSĐN) của từng quốc gia nói riêng, trong đó vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia cần phải được xem xét trong một không gian rộng lớn hơn của xã hội các quốc gia và môi trường sinh thái toàn cầu, với tầm nhìn dài hạn hơn và đa diện hơn. Cần thiết phải xây dựng và đấu tranh cho một trật tự thế giới mới công bằng hơn, dân chủ và văn minh hơn trong đó quyền tự chủ và lợi ích của các quốc gia luôn gắn liền với trách nhiệm và bổn phận của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế.

Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi tư duy và cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại, cụ thể là Việt Nam phải chủ động, tích cực hơn để xây dựng một môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định, có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực lực vững mạnh hơn và vị thế được nâng cao hơn là những điều kiện đủ để Việt Nam thực hiện một chính sách đối ngoại “dấn thân” hơn, đảm nhận một số vai trò quốc tế lớn hơn. Lợi ích quốc gia lâu dài đòi hỏi Việt Nam chú ý hơn nữa đến trách nhiệm quốc gia, để không chỉ là một “người bạn, một đối tác tin cậy” của các quốc gia khác mà còn phải là “một thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế. Bài viết này tập trung phân tích khái niệm và những nội hàm cơ bản của trách nhiệm quốc tế của quốc gia, từ đó liên hệ với bối cảnh và thực tiễn đối ngoại của Việt Nam

Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai.

Từ khóa: Biển Đông, Tòa Trọng tài, Trung Quốc.

 

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday320
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1092
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5860
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297172

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla