Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tranh luận về đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Kể từ khi ra đời, bản thân văn hóa đã mang tính đa dạng và toàn cầu. Thật vậy, các dân tộc, người sáng tạo và chủ nhân của các nền văn hóa từ xa xưa, đã muốn truyền bá văn hóa, đồng thời lại muốn tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm sâu sắc thêm nền văn hóa của dân tộc mình. Đây chính là quá trình giao lưu văn hóa. Thêm vào đó, giới văn nghệ sĩ, đội tiên phong của văn hóa dân tộc, luôn luôn muốn đi ngao du khắp nơi để tìm cảm hứng sáng tác và học hỏi đồng nghiệp ngoài lãnh thổ quốc gia. Thậm chí, ở các nước châu Âu thời kỳ phong kiến vua chúa một số nước mời hẳn nghệ sĩ các nước khác đến cung đình biểu diễn hoặc sáng tác. Nhà hài kịch nổi tiếng Pháp Molière đã từng đi biểu diễn ở nhiều cung đình các nước châu Âu. Vậy thì tại sao bây giờ người ta lại đối lập hai đặc tính của văn hóa - đa dạng, toàn cầu - vốn luôn có khả năng bổ sung cho nhau? Toàn cầu hóa đúng là đã đem lại rất nhiều thời cơ trong mọi lĩnh vực, nhưng đồng thời nó cũng là nguồn gốc của nhiều thách thức, trước hết là thách thức đối với đa dạng văn hóa. Vậy đâu là cách thức hữu hiệu để duy trì sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa? Quan điểm của Việt Nam về đa dạng văn hóa và toàn cầu hóa đã được phát biểu tại nhiều diễn đàn khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc thù của văn hóa trong thời đại thông tin và phân tích một số ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề đa dạng văn hóa. 

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday83
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week855
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5623
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days296935

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla