Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Hồng Quân

*Cách đây hơn 40 năm, nước Pháp đã rút khỏi hai Ủy ban của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Ủy ban Kế hoạch quốc phòng và Ủy ban Hạt nhân. Đó chỉ là hai trong số 40 ủy ban của NATO, nhưng lại là hai ủy ban quan trọng nhất của NATO. Thế nhưng từ hơn một thập kỷ qua, không ít lần các nhà lãnh đạo Pháp đề cập tới việc Pháp tham gia đầy đủ trở lại vào các Ủy ban của khối này. Gần đây nhất, Pháp công bố Sách trắng Quốc phòng và an ninh quốc gia (tháng 6/2008), trong đó một lần nữa nhắc lại mục tiêu tái tham gia các Ủy ban của NATO.

Đây không phải là vấn đề quân sự thuần tuý, mà mang sắc thái chính trị, ngoại giao và phần nào kinh tế. Vì sao trước đây Pháp rút khỏi hai Ủy ban quan trọng của NATO? Động cơ gì khiến Pháp muốn quay lại hai Ủy ban này? Bài viết dưới đây góp phần lý giải những câu
hỏi ấy.

 

Từ khi ra đời lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (tháng 6/1948) cho tới khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (năm 1991), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) chỉ duy nhất một lần tiến hành hoạt động cưỡng chế (theo quy định tại Chương VII, Hiến chương LHQ), đó là chiến dịch gìn giữ hòa bình ở Dai-ia (một quốc gia châu Phi) từ tháng 7/1960 đến tháng 6/1964. Thế nhưng, trong vòng 20 năm trở lại đây (từ 1992 đến nay), HĐBA đã sử dụng hình thức này nhiều hơn, chiếm tới gần 1/4 chiến dịch gìn giữ hòa bình, diễn ra ở hầu hết các châu lục.
Bài viết này cố gắng tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng này, những khác biệt cơ bản giữa hoạt động gìn giữ hòa bình truyền thống với hành động cưỡng chế “hòa bình” do LHQ tiến hành, qua đó xem xét những thành công cũng như hạn chế của hoạt động này trong hai mươi năm qua.

An ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Bài viết này đề cập đến các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay ở khu vực Biển Đông, đồng thời nêu ra các giải pháp hợp tác giữa quân đội, hải quân các nước ASEAN và các nước đối tác, trong khuôn khổ cơ chế do Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối tác (ADMM+) đề ra, góp phần thiết thực vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực.

Hiện nay, trong quan hệ quốc tế đang tồn tại cả mặt tương đồng và bất đồng, nhất là bất đồng về chủ quyền lãnh thổ giữa hai hay nhiều nước, nhiều bên. Vì vậy, xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, quân đội là vấn đề có tính then chốt trong kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Quan hệ chính trị, an ninh Trung - Nga từ năm 2014 tới nay phát triển khá mạnh mẽ, thậm chí có người cho rằng đây là liên minh quân sự mới, nhưng có người lại cho rằng đây là "trục vụ lợi". Bài viết này bàn về thực trạng, bản chất và tác động thuận cũng như không thuận  của mối quan hệ này đối với Việt Nam đồng thời đưa ra một vài kiến nghị định hướng quan hệ với hai cường quốc này.



Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday395
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1167
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5935
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297247

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla