Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Số 1 (64)

Liên minh Châu Âu năm 2005: Tình hình và triể vọng

Số 1(60)

Lý luận về bản chất hợp tác ASEAN

Số 1 (76)

Lý thuyết và thực tiễn các tam giác phát triển ở Đông Nam Á: một vài gợi ý đối với sáng kiến "Một trục hai cánh"

Theories and Practical Issues of Growth Triangles in Southeast Asia: Food for Thought for the “One Axis and Two Wings” Growth Triangle

“Một trục hai cánh” lần đầu tiên được Bí thư Đảng ủy Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc) Lưu Kỳ Bảo đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng lần thứ nhất (20/7/2006). “Trục” là hành lang kinh tế Nam Ninh – Xinh-ga-po, “cánh” Tây là Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), “cánh” Đông là Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Trong các hợp phần của “Một trục hai cánh”, chỉ có cánh Đông là mới. Phần Trục và cánh Tây đã được các nước ASEAN nêu ra từ đầu những năm 1990 trong đó nhiều dự án hợp tác đã và đang được các nước ASEAN triển khai với sự hợp tác của các đối tác bên ngoài. Việc chính phủ trung ương Trung Quốc phân công cho Vân Nam thúc đẩy GMS, hỗ trợ và đầu tư cho cánh Đông đã nâng hợp tác khu vực này lên một tầm mới có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với những gì ASEAN đang làm trước đó.

Hợp tác trong khuôn khổ Một trục hai cánh mang dấu hiệu của hợp tác kinh tế theo hình mẫu “tam giác phát triển” mới và đang vận hành khá hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, tam giác phát triển dường như trở thành cách tiếp cận thích hợp đối với nghiên cứu về các dự án hợp tác kinh tế đa phương, trong đó có khuôn khổ Một trục hai cánh. Do vậy, bài báo này sẽ giới thiệu về mô hình tam giác phát triển, phân tích và đối chiếu các nhân tố đảm bảo thành công của các tam giác phát triển ở Đông Nam Á. Tiếp đó, bài viết giới thiệu mô hình Một trục hai cánh, và từ cách tiếp cận so sánh với tam giác phát triển sẽ nêu một số thách thức và các lĩnh vực cần giải quyết để mô hình Một trục hai cánh có thể hoạt động hiệu quả.

Số 4 (95)

Mi-an-ma: Những điều chỉnh chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo của Saw Maung, Than Shwe và Thein Sein

Myanmar: The Policy Adjustment Through the Leadership of Saw Maung, Than Shwe and Thein Sein Period

Trong thập niên 1950, Mi-an-ma nổi lên là một hiện tượng đặc biệt của châu Á[1] bởi quốc gia này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quốc gia khác trong châu lục. Nhưng những sai lầm trong đường lối lãnh đạo, những hạn chế trong lựa chọn chính sách đã đẩy Mi-an-ma ngày càng lún sâu vào vực thẳm của khủng hoảng và kiệt quệ toàn diện trên tất cả các mặt và lĩnh vực đời sống xã hội,[2] hay nói cách khác là “nửa đường ngã ngựa[3]”. Có thể thấy cơ hội vàng cho Mi-an-ma trong thập niên 1950 đã bị bỏ qua một cách lãng phí. Tuy nhiên, bài viết này không xét tới lịch sử từ trước 1988 của đất nước chùa vàng mà đi vào phân tích sự thay đổi trong đường lối và tư duy đối ngoại của Mi-an-ma từ năm 1988 đến nay theo ba giai đoạn chính để làm rõ sự khác biệt về chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo khác nhau: (i) Giai đoạn 8/1988 - 4/1992; (ii) Giai đoạn 4/1992 - 2/2011; và (iii) Giai đoạn 3/2011 tới nay.



[1] Theo David Stenberg, trong ba nước Thái Lan, Hàn Quốc và Mi-an-ma thì Mi-an-ma là nước có khả năng dẫn đầu về kinh tế, chính trị do nước này đã xuất khẩu lương thực, nhiên liệu và tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng và giàu có, cơ sở hạ tầng tốt, tỉ lệ người biết chữ và sử dụng tiếng Anh cao theo mô hình giáo dục của Anh, hệ thống pháp luật hiện đại, xem The State of Myanmar, George Town University Press, Washington, D.C, No. 77 (2004), p. 87

[2] Sau hơn 5 thập kỷ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) xếp Thái Lan ở vị trí 76, Hàn Quốc ở vị trí 28 về chỉ số phát triển con người trong khi Mi-an-ma là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất, 25 % dân số năm 2000 sống dưới mức nghèo khổ. Xem thêm trong: Ian Holliday (2005), “Rethinking the United States’s Myanmar Policy”, Asian Survey, Vol. 45, No. 4, p. 603-621.

[3] Ví dụ, vào đầu những năm 1950, các chuyên gia đều rất chú ý tới Ác-hen-ti-na, Mi-an-ma, Ấn Độ, nhưng kết quả là các nước như Hàn Quốc, Xinh-ga-po không được nêu tên trên bảng lại nhanh chóng vượt lên. Xem thêm trong: Du Tân Thiên (Phạm Đình Cầu dịch), Đi theo con đường của chính mình, Tủ sách nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đặng Tiểu Bình, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, tr.167-169.

Số 1 (96)

Mô hình kinh tế thị trường xã hội và vai trò của Nhà nước tại Đức

Social Market Economy Model and the Government’s Role in Germany

“Kinh tế thị trường xã hội” là khái niệm về một hình thái kinh tế thị trường mới ra đời ở Tây Đức từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Về bản chất, kinh tế thị trường xã hội gần giống với kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của nó là “gắn kết trên cơ sở thị trường các nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội”. Việc áp dụng thành công mô hình này đã góp phần tạo ra một thời kỳ phục hưng và phát triển thịnh vượng cho CHLB Đức. Trên cơ sở những nghiên cứu của tác giả về mô hình kinh tế thị trường xã hội đang được áp dụng tại CHLB Đức hiện nay, bài viết sẽ lần lượt phân tích các đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường xã hội, chỉ rõ tính chất thị trường và tính chất xã hội được thể hiện như thế nào trong cơ chế vận hành và chính sách kinh tế của nhà nước Đức, đồng thời đánh giá và khuyến nghị về vai trò của chính phủ trong mô hình kinh tế này.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday517
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1760
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6528
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297840

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla