Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Nga - Mỹ: Một sự khởi động lại tốt đẹp

Với những thành tựu đạt được trong Hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên, thể hiện qua các văn kiện được ký kết, diễn ra tại Mát-xcơ-va trong các ngày 6,7 và 8/7/2009, quan hệ Nga và Mỹ đã chính thức có sự khởi động mới. Đây có thể được coi là sự chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài gần 20 năm (1991-2008) trong quan hệ Nga - Mỹ do chính sách của Mỹ, thực hiện dưới những chiêu bài khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích làm suy yếu Nga, đưa Nga xuống loại cường quốc hạng II. Trong 10 năm đầu trước khi xảy ra sự kiện 11/9/2001, chính sách của Mỹ là lợi dụng sự yếu kém của Nga sau khi Liên Xô tan rã để duy trì tình trạng hỗn loạn ở Nga và lôi kéo Nga vào con đường phát triển theo lợi ích địa chính trị của Mỹ. Trong thời gian này, Mỹ đã ném bom Xéc-bia và chiếm đóng Kosovo, tố cáo Nga về những tội ác chiến tranh ở Chesnia, bác bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), thiết lập sự có mặt quân sự ở Trung Á, tiến hành huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang Gru-dia và tiến hành việc mở rộng NATO sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Ét-xtô-ni-a, Lát-vi-a và Lít-va. Sau sự kiện 11/9/2009, do Nga ủng hộ cuộc chiến tranh chống khủng bố quốc tế của Mỹ nên chính quyền Bush đã thay đổi thái độ đối với Nga như “tỏ ra hiểu biết” với Nga về vấn đề Chéc-xni-a, thừa nhận Nga là một nước có nền kinh tế thị trường, ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng ý Nga giữ chức Chủ tịch G-8, đồng ý để Nga có vị thế bình đẳng hơn trong việc thảo luận các vấn đề châu Âu với NATO. Tuy nhiên với việc Nga phản đối việc Mỹ xâm lược I-rắc (2003), xúi giục các cuộc cách mạng màu ở U-crai-na, Gru-di-a, tiếp tục mở rộng NATO sang các nước nguyên là thành viên của Hiệp ước Vác-sa-va (và hứa sẽ kết nạp U-crai-na và Gru-di-a, cho triển khai kế hoạch lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại hai nước nằm sát biên giới Nga là Ba Lan và Cộng hòa Séc và nhất là sau khi Nga đánh bại cuộc tấn công của Gru-dia vào khu vực ly khai Áp-kha-dia và Nam Ô-xe-tia được Mỹ và NATO ủng hộ) thì quan hệ Mỹ - Nga lại trở lại quỹ đạo đối đầu theo kiểu chiến tranh Lạnh cho đến đầu năm 2009 khi Barrack Obama vào Nhà trắng....

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Trong số này

  1. Quan hệ Việt Nam và các nước
  2. Các vấn đề Quốc tế
  3. Nghiên cứu trao đổi
  4. Thông tin - tư liệu

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday566
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1809
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6577
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297889

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla