Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Vũ Tùng

TS.

* Xu thế hợp tác vẫn đang nổi trội trong bối cảnh thế giới và khu vực kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có những cố gắng nhằm phát triển và đa dạng hóa những tiến trình và cơ cấu hợp tác khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tuy nhiên, mỗi vận động trong quan hệ quốc tế, dù ở tầm toàn cầu hay khu vực, đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là môi trường chính trị-kinh tế chung, quan hệ giữa các nước lớn, sự vận hành của các cơ chế sẵn có và ý tưởng (đằng sau đó là lợi ích) cụ thể của các nước về hợp tác. Tổng hợp của các yếu tố trên có thể tạo ra thuận lợi cũng như khó khăn cho các tiến trình hợp tác. Và mặc dù đã có đủ điều kiện để hợp tác, nhưng diễn biến cụ thể của từng dự án hợp tác lại có những phát triển phức tạp nhất định.

Việc đánh giá kịp thời và chính xác tình hình thế giới và khu vực, cũng như dự báo được những xu thế phát triển mới của quan hệ quốc tế (QHQT) bao giờ cũng là yêu cầu đầu tiên của người hoạch định chính sách, bởi vì có được sự đánh giá đúng xu hướng phát triển của tình hình mới có được đủ thông tin, dữ kiện để xây dựng chính sách đúng.

Nhưng đánh giá đúng tình hình quốc tế không phải đơn giản. Các nguyên nhân khách quan liên quan đến tính chất phức tạp của tình hình thế giới: Tình hình thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã khác về cơ bản so với thế “ổn định tương đối” trong thời Chiến tranh lạnh trong đó thế hai phe hai cực chi phối chiều hướng phát triển quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước. Trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, nhiều nhân tố đan xen tác động vào phát triển của QHQT, như yếu tố ý thức hệ, cạnh tranh quyền lực, sắc tộc, an ninh phi truyền thống, dân chủ, tôn giáo, giới, khủng bố quốc tế... diễn ra trong một tình trạng lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên. Do đó, việc nghiên cứu QHQT trở nên phức tạp hơn rất nhiều, và điều đó càng làm tăng ý nghĩa của việc tiếp cận QHQT một cách khách quan và khoa học.

Đối với nước nhỏ, quan hệ với nước lớn chung biên giới luôn là một mối quan hệ khó khăn. Các khó khăn này có những nguồn gốc từ (i) sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao… dẫn đến (ii) quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm lý “đại quốc” và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”. Trong tất cả các cặp quan hệ nước lớn - nước nhỏ, có hai yếu tố song hành tạo nên sự khó khăn trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ: Sự vượt trội về tầm vóc của một nước thường đi cùng với tâm lý và hành vi nước lớn của nước đó so với các nước khác. Nga (cũng như Liên Xô trước kia), Mỹ, Nhật, Trung Quốc luôn thường trực tâm lý mình là nước lớn và từ đó có hành vi nước lớn thể hiện qua cách xác định lợi ích và cách thức đạt tới lợi ích của mình trong mối giao tiếp với các nước khác. Bài viết này tập trung phân tích (i) vai trò của yếu tố địa lý trong mối quan hệ phức tạp này, và (ii) tìm hiểu và đánh giá một số chiến lược ứng phó của nước nhỏ đối với nước lớn láng giềng.

 

Dưới thời Trump, xu hướng Mỹ quay về củng cố sức mạnh bên trong, giảm cam kết bên ngoài, nhất là giảm sự ủng hộ đối với các cơ chế đa phương đã rõ ràng hơn. Dưới tác động của các điều chỉnh chính sách này, tình hình thế giới bước vào một giai đoạn mới phức tạp và bất định mới. Những điều chỉnh dưới chính quyền Trump nằm trong xu hướng vận động chung của chính sách đối ngoại của Mỹ từ 2008. Và nếu đặt trong một bối cảnh lịch sử rộng hơn, những chính sách này cũng đã được lựa chọn để đối phó với tình trạng suy sút về thế và lực của Mỹ trong một số giai đoạn trước đó. Bài báo này cho rằng thuyết “ổn định bá quyền” (hegemonic stability) có thể đưa ra lời giải thích về những điều chỉnh chính sách hiện nay của Mỹ, qua đó có thể dự báo được chiều hướng cũng như đánh giá những tác động của các điều chỉnh đó đến quan hệ của Mỹ với các nước nói riêng và cục diện quốc tế nói chung.

Under the Trump Administration, the tendency that the US pivots to consolidate internal strength, reduce external commitments, especially declining support for multilateral institutions has become more visible. Subject to impacts of these policy adjustments, the world has entered a more complex and uncertain phase. The adjustments under the Trump Administration lie within the overall developments of US foreign policies since 2008. If put in a broader historical context, these polices have been selected to cope with the US falling strength and position in several of the previous periods. This article holds that the doctrine “hegemonic stability” can justify the current policy adjustment of the US and thereby, it is possible to forecast orientations and evaluate impacts of the policy adjustment on the relations between the US and nations as well as the world situation.

This article tentatively studies the period that leads to the DRV participation in the 1954 Geneva Conference. The author will review some major documents available in Viet Nam to analyze the DRV approaches toward peace negotiations in the period between November 1953 and July 1954. The documents show that the DRV had to change its initial position from conducting bilateral peace negotiations with France only when conditions were ripe to accepting the multilateral talks in Geneva right in l954, from negotiating on a position of strength to that of less than ideal terms. These documents also suggest how the DRV leadership provided the rationale for the policy change.

There has been new points in Japan’s policy towards the region in the second term of the Prime Minister Shinzo Abe since December, 2012. Precisely, in the first year in power, Prime Minister Abe proposed many initiatives in cooperating with Southeast Asian countries in order to affirm strategic targets to the region. On diplomacy politics, he was the first Prime Minister to pay official visit to 10 countries in 2013. Additionally, he also committed to cooperate comprehensively with the ASEAN on the occasion of the 40th founding anniversary of ASEAN-Japan cooperation. On security and defense, the breakthrough adjustments in internal and external security policy have opened up newly cooperative opportunities for both sides, which mark a turning point in Japan’s policy toward the region. This paper focuses on analyzing Japan’s policy toward the region in the second term of the Prime Minister Shinzo Abe’s administration. Firstly, we start with the overview of Japan’s foreign policy from 2012 up to now for readers to grasp the overall picture. Secondly, strategic targets, factors and steps implementing precise policy of Japan toward the region are presented. Thirdly, we go into depth analysis of the effects on the region in general and Vietnam in particular. In the fourth part, we consider the direction of the policy in the future. Lastly, we discuss about the relationship between Vietnam and Japan, proposing some recommendations on Vietnam’s measures in comprehensive cooperation with Japan.

Key words: Foreign policy, Japan, Southeast Asia, Shinzo Abe

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday361
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1133
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5901
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297213

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla