Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Nguyễn Nam Dương

Chủ nghĩa khu vực Đông Á đã trải qua một chặng đường phát triển tương đối lâu dài,[1] được thể chế hóa với sự ra đời của cơ chế ASEAN+3 tháng 11/1997 và Hội nghị Cấp cao Đông Á đầu tiên tại Kuala Lumpur tháng 12/2005. Theo Báo cáo của Nhóm Tầm nhìn Đông Á, mục tiêu, viễn cảnh của hợp tác khu vực ở Đông Á là "một Cộng đồng Đông Á chân thực (bona fide), vì hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ".[2] Tuy mới đang trong thời kỳ định hình, nhưng có thể hình dung mô hình Cộng đồng Đông Á (EAC) tương lai dựa vào các cơ sở kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa của khu vực Đông Á hiện nay.

Trong năm 2010 và đầu năm 2011, cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến động mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế ở khu vực và chính sách đối ngoại của các nước. Sự thay đổi trong tương quan lực lượng và quan hệ các nước lớn, trong bối cảnh sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc và cách hành xử quyết đoán của nước này là những động lực chính thúc đẩy sự tiến hóa của cấu trúc khu vực. Sự định hình cấu trúc an ninh khu vực mới đem lại những thách thức to lớn cho các nước vừa và nhỏ trong sự nghiệp bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực để tập trung phát triển kinh tế. Cấu trúc khu vực mới cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết này sẽ phác họa những đường nét khái quát của hình thái cấu trúc an ninh khu vực đang định hình ở châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời nêu một số nhận định về triển vọng vai trò vị trí, định hướng đối ngoại của ASEAN trong cấu trúc khu vực mới.

Trung Quốc đẩy mạnh thực thi chính sách “cường quốc biển” khiến tình hình Biển Đông trong một thập kỷ qua diễn biến theo chiều hướng ngày càng căng thẳng, phức tạp. Cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ mập mờ, thiếu nhất quán mà đôi khi còn bất nhất giữa lời nói và hành động. Thực tiễn này đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh cơ chế hoạch định, thực thi chính sách Biển Đông của Trung Quốc. “Cơ chế” là một vấn đề rộng, liên quan đến cả bộ máy hoạch định chính sách khổng lồ của Trung Quốc, do vậy trong khuôn khổ bài báo, các tác giả tập trung nghiên cứu một nhóm trong số nhiều chủ thể hiện đang gây ảnh hưởng lên cơ chế hoạch định chính sách Biển Đông của Trung Quốc, đó là nhóm “lợi ích bên lề,” bao gồm các địa phương ven biển như tỉnh Hải Nam, công ty dầu khí CNOOC, và một số cơ quan nghiên cứu, học thuật ở Trung Quốc.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday361
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1133
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5901
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297213

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla