Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024
Số 4 (75)

Chuỗi giá trị toàn cầu

Global Value Chain

* Theo nhiều nhà nghiên cứu, quá trình mà chúng ta vẫn gọi là “toàn cầu hóa” thực tế không phải hiện tượng mới, mà đã xuất hiện cách đây ít nhất 500 năm. Như vậy, khởi nguồn của một nền kinh tế toàn cầu có thể được xem xét từ quá trình mở rộng thương mại xuyên lục địa từ thế kỷ 16.  Sự xuất hiện của yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu dẫn tới sự hình thành các đế chế thương mại quốc tế có quyền lực rộng khắp, như công ty Đông Ấn, công ty Vịnh Hudson... Các hoạt động buôn bán trao đổi trên quy mô toàn cầu của các công ty này đã thiết lập nên một hệ thống thương mại liên khu vực, liên lục địa tồn tại trong vài thế kỷ.

Nhưng chính Các Mác là người đầu tiên đã chỉ ra sự gắn kết phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự hình thành các cơ cấu có tính phổ quát ở các cấp độ khác nhau. Mác đã chỉ ra sự dịch chuyển của tư bản là “không hữu hạn” và miêu tả quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa là “quá trình khám phá mọi khả năng để tìm kiếm những giá trị mới hữu ích cũng như quá trình trao đổi hàng hóa giữa tất cả các vùng đất và vùng khí hậu xa lạ"...

 
No 1 (28)

FDI của Trung Quốc ở Châu Phi: Tranh cãi, Thách thức và Cơ hội

China's FDI in Africa: Controversy, Challenges and Opportunities

Số 4 (63)

Giải pháp nào cho cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên?

What to Expect from the Six-party Talks on De-nuclearization on the Korean Peninsula?

Giống như các vòng đàm phán trước (trừ vòng 4), giai đoạn 1 vòng 5 của cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên (gồm Mỹ, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga tại Bắc Kinh) đã kết thúc vào ngày 11/11 vừa qua, sau 3 ngày làm việc, các bên chỉ thông qua được Bản Tuyên bố của nước Chủ tịch với một số nội dung chung chung như: "Các bên đã tái khẳng định sẽ thực hiện Tuyên bố chung theo nguyên tắc 'cam kết đối cam kết', 'hành động đối hành động', qua đó sớm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên một cách có thể kiểm chứng, đóng góp vào nền hoà bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á." và "các bênđồng ý tiến hành Giai đoạn 2 vòng 5 hội đàm 6 bên vào thời gian sớm nhất."

Số 3 (62)

Hội nghị Pốt-xđam : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

The Potsdam Conference and the End of the Second World War

Thế giới sau Yalta

Từ sau khi Hội nghị Yalta kết thúc, tình hình chiến sự và chính trị trên thế giới có những biến chuyển nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến chiều hướng của chiến tranh.

Số 4 (63)

Không gian kinh tế thống nhất: Bước tiến mới đầy khó khăn của liên kết trong Cộng đồng các quốc gia độc lập.

*Sau khi Liên Xô tan rã, giữa các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập đanghình thành những cơ cấu liên kết mới. Lúc đầu Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập ngay trong ngày ký Hiệp định Bê-lô-ve-giơ (8/12/1991); giải tán Liên Xô tại thủ đô Minsk, Bê-la-rút. Tham gia SNG gồm 12 quốc gia nguyên là các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, trừ ba nước Ban-tích.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday111
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week268
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3999
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295311

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla